Rủi ro tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm

Kiều Mai Thứ tư, 17/07/2024 - 18:37

Thách thức lớn nhất với tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối 2024 đến từ những biến động trên toàn cầu.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, mới đây cho biết, kinh tế thế giới về cơ bản sẽ tiếp tục khó khăn trong nửa cuối năm, kinh tế khu vực đã có chuyển biến tích cực nhưng chỉ ở mức độ nhỏ.

Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng của Việt Nam những tháng tới do Việt Nam là nước phụ thuộc tương đối nhiều vào xuất khẩu.

Song song với đó, nền kinh tế nội địa còn nhiều khó khăn như giải ngân đầu tư công vẫn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể so với kế hoạch, tăng trưởng tín dụng chậm.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu có thể hạn chế nguồn cung và đẩy giá hàng hóa lên cao. Lượng mưa cao hơn dự kiến và nhiệt độ lạnh hơn do tác động của La Niña cũng gây rủi ro đối với triển vọng phát triển.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết thêm, nhu cầu yếu đi do sự phục hồi kinh tế chậm của các đối tác thương mại và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn sẽ làm chậm quá trình phục hồi tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tốc độ bình thường hóa lãi suất ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác sẽ gia tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái.

“Tăng trưởng năm 2024 còn phụ thuộc vào việc thực hiện hiệu quả các biện pháp tài chính và đầu tư công của Chính phủ”, ông Shantanu Chakraborty nhấn mạnh.

ADB trong báo cáo mới nhất giữ nguyên dự báo về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm nay và năm sau, lần lượt ở mức 6% và 6,2%.

Theo ông Hùng, điều này xuất phát từ kỳ vọng khu vực dịch vụ của Việt Nam tiếp tục ổn định, sản xuất sẽ duy trì đà phục hồi như nửa đầu năm.

“Nhu cầu trong nước vẫn còn yếu đòi hỏi cần có sự hỗ trợ phù hợp của các biện pháp tiền tệ và tài khóa. Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công sẽ là những giải pháp chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng”, vị chuyên gia phân tích.

Điều đáng chú ý nữa là tốc độ tăng trưởng tương đối chậm lại trong những năm gần đây cho thấy cơ cấu nền kinh tế Việt Nam mong manh, dễ đổ vỡ. Đơn cử, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu do khối FDI dẫn dắt, thị trường vốn non trẻ hay sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng.

Ông Shantanu Chakraborty cho rằng, nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Do đó, các chính sách trong năm nay cần kết hợp giữa hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để thúc đẩy nhu cầu trong nước với các biện pháp khắc phục cơ cấu dài hạn nhằm đạt được phát triển bền vững.

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Tiêu điểm -  5 tháng
Theo các kịch bản được VEPR xây dựng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 cao nhất dự kiến chỉ ở mức 6,01%, thấp hơn mức mục tiêu 6,5%.
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay

Tiêu điểm -  5 tháng
Theo các kịch bản được VEPR xây dựng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 cao nhất dự kiến chỉ ở mức 6,01%, thấp hơn mức mục tiêu 6,5%.
Cải thiện chất lượng tăng trưởng

Cải thiện chất lượng tăng trưởng

Tiêu điểm -  4 tháng

Tăng trưởng không những cần nhanh mà còn phải đảm bảo chất lượng thông qua nâng cao năng suất, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy tối đa các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội.

Tăng trưởng 7% có khả thi?

Tăng trưởng 7% có khả thi?

Tiêu điểm -  4 tháng

Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu với Chính phủ kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7% cả năm 2024, cao hơn 0,5% so với cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lực cản tăng trưởng sáu tháng cuối năm

Lực cản tăng trưởng sáu tháng cuối năm

Tiêu điểm -  4 tháng

Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.

Tăng trưởng tín dụng đến 24/6 đạt 4,45%

Tăng trưởng tín dụng đến 24/6 đạt 4,45%

Tài chính -  4 tháng

Theo báo cáo cập nhật của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 24/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng 3,83%.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  15 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  19 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  19 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  19 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?