Tăng trưởng 7% có khả thi?
Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu với Chính phủ kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7% cả năm 2024, cao hơn 0,5% so với cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra.
Tăng trưởng không những cần nhanh mà còn phải đảm bảo chất lượng thông qua nâng cao năng suất, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy tối đa các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội.
Kinh tế nửa đầu năm 2024 phục hồi tích cực nhưng vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu khi đi sâu vào phân tích các động lực tăng trưởng cả về phía cung và phía cầu. Trong đó, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ ra hàng loạt thách thức của cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm áp lực cạnh tranh gia tăng, chi phí vốn cao, nhu cầu tiêu dùng nội địa chưa phục hồi, bên cạnh các vấn đề mang tính cố hữu như thủ tục hành chính chưa thực sự thông thoáng.
Mặt khác, rủi ro lạm phát cũng tiếp tục đặt ra áp lực lớn cho triển vọng kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm khi áp dụng chính sách tăng lương, tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 vẫn được đánh giá tương đối khả quan, có thể đạt xấp xỉ 7% theo kịch bản tích cực được Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu với Chính phủ cũng như kịch bản dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
Lý giải cho điều này, báo cáo của CIEM chỉ ra một số thuận lợi, bao gồm sự phục hồi tích cực của kinh tế thế giới, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào sự phục hồi kinh tế, khung chính sách về các lĩnh vực mới đang dần được hoàn thiện.
Mặt khác, một số lĩnh vực có tiềm tăng tạo ra bước đột phá chưa từng có tiền lệ, ví dụ như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ là trợ lực quan trọng.
Những thuận lợi kể trên có thể là yếu tố giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh, vượt mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp CIEM, nhìn nhận, tăng trưởng nhanh chỉ là điều kiện cần. Bổ sung vào đó, Việt Nam cần tích cực tăng cường chất lượng tăng trưởng, thể hiện qua việc đảm bảo ổn định vĩ mô, thực hiện tốt an sinh xã hội và cải cách thể chế một cách hiệu quả.
Bàn về các giải pháp cụ thể, ông Dương đề xuất điều hành chính sách linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng giữa các công cụ tài khóa và tiền tệ. Trong đó, với đà phục hồi tương đối khả quan, chính sách tài khóa trong giai đọa hiện tại có thể chưa cần mở rộng để tiết kiệm dư địa ứng phó với những cú sốc có thể xảy đến trong tương lai.
Về dài hạn,Việt Nam cần sớm cụ thể hóa các giải pháp chính sách cho đổi mới sáng tạo gắn với cải thiện năng suất lao động cũng như phát triển các ngành công nghệ mới.
Mặt khác, thiết kế chính sách phải thực sự đặt cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, ở vị trí trung tâm. Ông Dương nhìn nhận, đây là điều kiện thiết yếu để cộng đồng doanh nghiệp “muốn phát triển, dám phát triển và có thể phát triển”.
Tiến trình nâng cao chất lượng tăng trưởng không thể thiếu đi nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giàu tiềm năng. Hiện nay, Việt Nam đang có cơ hội được hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển đầu tư, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chớp lấy cơ hội đó, chuyên gia của CIEM khuyến nghị Việt Nam tập trung thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI chất lượng cao thông qua nâng tầm thể chế, nâng cao chất lượng cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch.
Ông Dương nhấn mạnh, các yêu cầu điều hành chính sách theo hướng đảm bảo tăng cường chất lượng tăng trưởng đặt tình thế bắt buộc các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong thực hành giải pháp.
Bộ Kế hoạch và đầu tư tham mưu với Chính phủ kịch bản tích cực, dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 7% cả năm 2024, cao hơn 0,5% so với cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra.
Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.
Theo báo cáo cập nhật của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 24/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,45%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng 3,83%.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sau đợt tham vấn mới nhất của tổ chức này.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.