Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tới 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu là nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thương chiến Mỹ - Trung đang tạo ra những xu thế mới trong chuyển dịch nguồn vốn toàn cầu.
Cùng với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cũng đi vào hiệu lực, mở ra một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư châu Âu gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Thực tế, theo các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện đường lối đổi mới, ngoại giao đa phương đã không ngừng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thông qua việc ký kết hiệp định đầu tư song phương với hơn 60 đối tác.
Bên cạnh đó, những hiệp định tự do thương mại (FTA) của Việt Nam cũng được lồng ghép các điều khoản về đầu tư, đặc biệt là các FTA gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Cùng với những nỗ lực trong việc đẩy mạnh thực thi các chương trình khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài cũng như cải cách và hoàn thiện thể chế hành chính, pháp luật, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực châu Á – Thái Bình Thương cho nhà đầu tư quốc tế.
Theo ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia đến từ ISEAS, việc mở rộng quan hệ thương mại cũng như thu hút FDI không chỉ nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế mà còn tạo ra sự gắn kết về mặt lợi ích đối với các cường quốc, qua đó đảm bảo an ninh và nâng cao vị thế đất nước.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% GDP và đóng góp tới gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đang thể hiện nguy cơ tiềm ẩn về sự nhạy cảm đối với những biến động trên thế giới.
Samsung, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam, cũng là minh chứng cho sự thành công của quá trình thu hút FDI đang thể hiện rõ nét nhất xu thế này. Với số vốn tích lũy hơn 17 tỷ USD, doanh thu của Samsung đạt 68,3 tỷ USD năm 2019, chiếm tới 26% GDP, trong đó có 51,3 tỷ USD đến từ hoạt động xuất khẩu.
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng nhận định, một trong những cản trở đối với quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam là sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, do đó cần phải tìm ra động lực mới để thúc đẩy nền kinh tế.
Chính sách từ chính phủ
Thực tế, ông Hiệp nhận định chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái nhằm cải thiện tình trạng quá mức phụ thuộc vào khu vực FDI, chủ yếu thông qua việc tăng cường chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp quốc nội kiện toàn năng lực cạnh tranh, cụ thể như sau.
Đầu tiên, tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của các công ty trong nước với mong muốn khu vực doanh nghiệp nội địa có thể đóng vai trò lớn hơn cho nền kinh tế.
Theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu, Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế tự cường trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, chính phủ đặt một trong những nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Trong sân chơi với các doanh nghiệp FDI, Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm về "bình đẳng", "được bảo vệ", "khích lệ" và "trao cơ hội", qua đó đảm bảo sự công bằng trong khả năng tiếp cận với nguồn lực phát triển.
Thứ hai, khuyến khích doanh nghiệp nội mở rộng hoạt động đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ cao. Với sự thành công của tập đoàn Vingroup, ông Hiệp cho rằng chính phủ Việt Nam đang tập trung xây dựng những “nhà vô địch” trong các lĩnh vực then chốt để tạo đà phát triển đất nước.
Theo đó, doanh nghiệp FDI có thể đến rồi đi, đầu tư vào doanh nghiệp nội địa mới thực chất là khoản đầu tư có giá trị lâu dài và đóng góp mạnh mẽ vào sự thịnh vượng của quốc gia.
Cuối cùng, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với khu vực FDI, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Biện pháp này được các chuyên gia đánh giá là vô cùng quan trọng trong việc tạo ra cơ hội cho các công ty nội địa nhanh chóng nâng cao năng lực cũng như đóng góp và tạo ra giá trị cao hơn.
Các chuyên gia từ ISEAS đánh giá, nếu ba phương án trên được thực hiện thành công, nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên linh hoạt và bền vững hơn. Tuy nhiên, chính phủ cũng cần thận trọng trong việc thực hiện kế hoạch này, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.