Samsung, Teakwang đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư FDI số một tại Việt Nam
Minh An
Thứ năm, 27/07/2017 - 14:32
Trong 7 tháng qua, các nhà đầu tư tư Hàn Quốc đăng ký đầu tư 5,62 tỷ USD vào Việt Nam.
SamSung mới tăng thêm 2,5 tỷ USD vốn cho dự án SamSung Display Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài mới giải ngân là 9,05 tỷ USD trong tổng số 21,9 tỷ USD đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là 21,93 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút tổng số vốn là 10,83 tỷ USD, chiếm 49,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện có tổng vốn đầu tư là 5,25 tỷ USD, chiếm 23,98% tổng vốn đầu tư.
Lĩnh vực khai khoáng có tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,28 tỷ USD, chiếm 5,86% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc chiếm 25,63% tổng vốn đầu tư, tương đương 5,62 tỷ USD. Các doanh nghiệp từ Nhật Bản đăng ký đầu tư 5,46 tỷ USD và Singapore là 3,8 tỷ USD.
Với dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD của Nhật Bản đưa Thanh Hóa trở thành địa phương thu hút nhiều vốn nước ngoài nhất từ đầu năm.
Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD của các nhà đầu tư Singapore và Hàn Quốc đưa Nam Định lần đầu có mặt trong nhóm những tỉnh thu hút vốn FDI nhiều nhất.
Ngoài ra, một số dự án lớn được cấp phép trong 7 tháng đầu năm 2017 là: Dự án SamSung Display Việt Nam (Bắc Ninh) tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD;
Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn (Kiên Giang), tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS;
Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.