Sản xuất nông sản Việt bộc lộ rõ điểm yếu cố hữu mỗi dịp cuối năm

Nhật Hạ Thứ hai, 27/12/2021 - 16:13

“Tình trạng ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu dịp cuối năm” đã liên tục xảy ra trong nhiều năm qua. Bên cạnh nguyên nhân từ phía Trung Quốc, vấn đề này cũng đến từ những điểm yếu cố hữu của sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian qua như sản xuất không theo tín hiệu và nhu cầu thị trường…

Bất chấp xu hướng chung của thế giới đã chuyển sang thích nghi và ‘sống chung với dịch bệnh’, Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách ‘Zero Covid’, tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch.

Điều này đã khiến việc thông quan tại các cửa khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt tốn nhiều thời gian. Quy trình kiểm dịch cũng phức tạp hơn như khử khẩu xe và hàng, phải trung chuyển lái xe ở cửa khẩu… dẫn đến tình trạng ùn ứ hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến ngày 25/12, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe, 80% trong số này là xe chở nông sản, trái cây có đặc tính dễ hư hỏng.

Năng lực thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc hiện rất chậm. Như tại Lạng Sơn, một ngày chỉ thông quan được 88 xe hàng qua hai cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Ma, trung bình 1 giờ chỉ thông quan được 8 xe. Cửa khẩu Tân Thanh hiện vẫn tạm dừng thông quan.

Hàng nghìn xe ùn ứ tại các cửa khẩu Lạng Sơn một tháng qua khiến tỉnh này gặp áp lực rất lớn về bố trí chỗ đỗ phương tiện, ăn ở, sinh hoạt cho hàng vạn người và các vấn đề an ninh trật tự, môi trường...

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh này đã hội đàm 50 cuộc từ cấp huyện, ngành với phía lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, đề nghị tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thông quan hàng hoá.

Sản xuất nông sản Việt bộc lộ rõ điểm yếu cố hữu mỗi dịp cuối năm
Bất chấp tình trạng ùn ứ đang xảy ra, mỗi ngày vẫn 60 - 70 xe vẫn từ các địa phương lên Lạng Sơn.

Bên cạnh các nguyên nhân đến từ phía Trung Quốc, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng tình trạng này cũng do những điểm yếu cố hữu của sản xuất, xuất khẩu nông sản thời gian qua. Đó là sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc...

"Các bộ, địa phương biên giới liên tục có các khuyến cáo về tình hình ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu nhưng các thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng lên dẫn đến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn", ông Khánh nêu quan điểm.

Như tại Lạng Sơn, mặc dù đã thông tin trên trang điện tử của tỉnh từng ngày về thời gian, lượng xe thông quan, nhắn tin zalo với các doanh nghiệp, chủ hàng thường xuyên xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn về tình trạng hằng ngày. Nhưng mỗi ngày vẫn 60 - 70 xe vẫn từ các địa phương lên Lạng Sơn, lãnh đạo tỉnh này cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, các doanh nghiệp chưa chú trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân.

Với tình trạng ùn tắc kéo dài tại các cửa khẩu, ông Diên nói, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tăng cường năng lực tiêu thụ ở thị trường nội địa qua các kênh truyền thông như chợ, siêu thị và bằng cả thương mại điện tử.

"Các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, nông dân phải khẩn trương chuyển đổi phương thức sản xuất, phải theo quy hoạch, kế hoạch và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Sản xuất cái gì phải tính bán cho ai, ở đâu, tuân thủ tín hiệu thị trường", ông Diên nhận xét.

Trước tình trạng trên, tại cuộc họp cuối ngày 26/12, trước mắt, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ: Ngoại giao, Công thương và các địa phương có cửa khẩu biên giới làm việc, hội đàm với phía Trung Quốc để tạo thuận lợi cho thông quan hàng, nhất là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và các xe hàng, container hiện bị ùn ứ. Chẳng hạn tăng thời gian thông quan từ 8 tiếng một ngày hiện tại, lên 12 tiếng.

Ông giao Chủ tịch UBND các địa phương có hàng hoá ùn tắc tại cửa khẩu thông báo rộng rãi cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân biết về tình hình thông quan. Các địa phương cần xác định rõ số lượng phương tiện có thể được vận tải hàng hoá lên cửa khẩu mỗi ngày và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không ùn tắc tại cửa khẩu.

Về lâu dài, Bộ Y tế, Hải quan, UBND các tỉnh, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để bàn bạc, hình thành các "vùng xanh", "luồng xanh" an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới.

Bộ Y tế nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình để hình thành vùng xanh, luồng xanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá qua cửa khẩu một cách an toàn.

Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tìm giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, khai thác triệt để các dư địa của thị trường nội địa rộng lớn với gần 100 triệu dân; giảm bớt phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Hạn chế tiến tới chấm dứt hoạt động thương mại đường mòn, lối mở. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng logistics để bảo quản, quản lý hàng hoá.

"Người dân, doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hoá, gắn với thị trường, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hoá", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Gần đây, ước tính thiệt hại của tình trạng hàng hóa ùn ứ kéo dài tại các cửa khẩu, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết doanh nghiệp có thể mất tới 3.000 – 4.000 tỷ đồng. 

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Tiêu điểm -  2 năm
Lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc đang xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhưng biện pháp duy nhất hiện nay chỉ là chờ phía bạn hàng Trung Quốc.
Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Tiêu điểm -  2 năm
Lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc đang xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhưng biện pháp duy nhất hiện nay chỉ là chờ phía bạn hàng Trung Quốc.
Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Nông sản Việt khó thoát phụ thuộc vào Trung Quốc?

Tiêu điểm -  2 năm

Lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc đang xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài nhưng biện pháp duy nhất hiện nay chỉ là chờ phía bạn hàng Trung Quốc.

‘Ảo tưởng nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường thế giới’

‘Ảo tưởng nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường thế giới’

Tiêu điểm -  3 năm

Nông sản Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Úc, châu Âu…, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu vẫn chưa cao, chủ yếu được bày bán ở cửa hàng của người Việt, người gốc Á.

Ra mắt diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản

Ra mắt diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức cho ra mắt diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, hướng tới khơi thông tiêu thụ nông sản, đồng thời hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển đổi số, nâng cao giá trị.

Nông sản duy trì sản lượng trong bối cảnh dịch bệnh

Nông sản duy trì sản lượng trong bối cảnh dịch bệnh

Tiêu điểm -  3 năm

Sản lượng chăn nuôi tăng, sản lượng thủy sản, cây trồng duy trì ổn định dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  11 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  13 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  15 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  15 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  16 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.