Sản xuất tinh gọn: Mô hình quản trị gắn liền với thành công của Toyota
Hường Hoàng
Thứ bảy, 20/08/2022 - 09:48
Khoảng mười năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận và triển khai mô hình sản xuất tinh gọn (mô hình LEAN). Tuy vậy, trên thế giới, mô hình này đã được áp dụng từ khá sớm. Trong đó, Toyota được coi là lá cờ đầu của mô hình quản trị cực kỳ hiệu quả này.
Toyota là một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình LEAN với hiệu quả đáng kinh ngạc (Ảnh: Vietnam Finance)
Thất bại với việc áp dụng mô hình sản xuất hàng loạt
Henry Ford, ông chủ của một trong những hãng xe hơi hàng đầu thế giới là người đầu tiên đưa ra hệ thống sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn, với số lượng lớn cùng lúc vào hoạt động sản xuất ô tô tại Ford. Chính ông cũng là người đã tạo ra khái niệm “sản xuất hàng loạt”.
Khi sử dụng công nghệ này trong các khu vực sản xuất, các bộ phận của xe hơi đã có thể được chế tạo và lắp ráp trong vòng vài phút thay vì phải mất hàng giờ hay thậm chí là nhiều ngày. Không giống như hoạt động sản xuất thủ công, hệ thống sản xuất hàng loạt cho ra đời những các bộ phận giống nhau với chất lượng đồng đều, có thể dễ dàng thay thế cho nhau khi cần thiết.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, khi Ford đã thành công rực rỡ với mô hình sản xuất hàng loạt, Toyota mới được thành lập ở phía bên kia bán cầu. Toyota có xuất phát điểm là Công ty máy dệt tự động Toyoda, do doanh nhân Sakichi Toyoda thành lập. Sau này, khi chuyển sang ngành sản xuất ô tô, hãng được đổi tên thành Toyota.
Vào năm 1950, khi năng suất của Toyota đạt khoảng 2.500 xe mỗi năm thì nhà máy lớn nhất và phức tạp nhất của Ford lúc bấy giờ ở Michigan (Hoa Kỳ) đã sản xuất được gần 8000 xe mỗi ngày. Sự chênh lệch cực kỳ lớn này đã khiến cho Toyota phải băn khoăn. Cháu trai của Sakichi Toyoda là Eiji Toyoda đã tới thăm nơi sản xuất ô tô Ford tại nhà máy Rouge để tham quan và học hỏi mô hình sản xuất.
Tất nhiên, Toyota không thể sao chép được hệ thống sản xuất hàng loạt của Ford, bởi theo nghiên cứu của Eiji Toyoda, thị trường Nhật Bản quá nhỏ, trong khi đó, nhu cầu của khách hàng lại rất đa dạng. Ngoài ra, quan điểm kinh doanh của Toyota và Ford cũng cũng rất khác biệt.
Với Ford, số lượng sản xuất là ưu tiên hàng đầu, nhưng việc chú trọng vào sản xuất theo nhu cầu của khách hàng mới là quan tâm số một của Toyota. Nhật Bản có diện tích chỉ bằng 1/5 Mỹ và dân số cũng ít hơn tương ứng, do đó, hệ thống sản xuất hàng loạt không phù hợp với đất nước này.
Mở lối đi riêng
Để phát triển hệ thống sản xuất của riêng mình, Eiji Toyota đã hợp tác với Taiichi Ohno để phát triển một phương pháp sản xuất mới. Taiichi Ohno là một kỹ sư công nghiệp kiêm doanh nhân người Nhật Bản.
Ban đầu, họ đã xác định được hệ thống máy móc phù hợp, được trang bị thiết bị tự giám sát để sản xuất một khối lượng sản phẩm phù hợp. Kết quả là Toyota đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng sản phẩm cao hơn, tốc độ sản xuất nhanh hơn, chi phí thấp hơn và quan trọng nhất là sản xuất được các mẫu mã đa dạng.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Ohno lại gặp phải vấn đề về việc cân đối giữa năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông muốn gia tăng số lượng sản xuất nhưng vẫn đáp ứng sự đa dạng, và vẫn phải tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Sau rất nhiều thử nghiệm, cuối cùng, ông đã phát triển được một phương pháp nổi tiếng, đó là “Hệ thống sản xuất Toyota” – phương pháp gắn liền với thương hiệu Toyota và được áp dụng trên toàn thế giới (Toyota Production System – TPS). Hệ thống này chính là hệ thống truyền cảm hứng cho mô hình sản xuất tinh gọn (mô hình LEAN) sau này của Hoa Kỳ.
Việc áp dụng hệ thống này đã đem lại cho Toyota những thành công vượt trội. Nhiều công ty trong các ngành công nghiệp của Nhật đã sao chép và áp dụng thành công. Khoảng hơn 20 năm sau đó, Toyota đã vươn lên thành hãng sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới. Chất lượng của các chiếc xe Toyota được người tiêu dùng công nhận và cùng với đó, hãng xe này ngày càng trở lên nổi tiếng. Những chiếc xe hơi của Toyota thường bền và ít phải sửa chữa hơn so với những chiếc xe của Mỹ.
Cho tới nay, sau gần 100 năm thành lập, Toyota vẫn nằm trong top những nhà sản xuất xe hơi có lợi nhuận cao nhất với khả năng liên tục cho ra đời các dòng xe chất lượng cao, sử dụng ít nhân công, và thời gian lưu kho cực kì thấp.
Ngày nay, Toyota vẫn liên tục nâng tầm sản xuất, phát triển sản phẩm và sự hoàn hảo trong quy trình. Điều làm nên thành công của hãng xe nổi tiếng này chính là một hệ thống sản xuất toàn diện, hiệu quả, thực tế và đầy tiềm năng!
RX Tradex, nhà tổ chức triển lãm hàng đầu Đông Nam Á vừa thực hiện thành công Triển lãm sản xuất công nghiệp quốc tế - Vietnam Manufacturing Expo (VME). Đây là triển lãm với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật công nghệ, mở rộng thị trường và tiếp cận cơ hội kinh doanh quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lời khuyên của Giám đốc quỹ 500 Startups Việt Nam là các startup cần phải bình tĩnh và có nhìn nhận đúng đắn về tình hình chung. Đặc biệt là việc chuẩn bị tinh thần đưa ra những quyết định khó khăn một cách dứt khoát.
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.