Các sáng kiến giảm túi nhựa của AEON Việt Nam không chỉ đóng góp cho bảo vệ môi trường mà còn giúp tối ưu chi phí vận hành, phù hợp với xu thế tiêu dùng bền vững.
Khách hàng "sống xanh" được thanh toán ở quầy ưu tiên của AEON Việt Nam.
Trực thuộc tập đoàn AEON Group đến từ Nhật Bản, AEON Mall có mặt tại Việt Nam kể từ năm 2011 và nhanh chóng trở thành một "ông lớn" trong ngành siêu thị, bán lẻ tại Việt Nam.
Kinh doanh với quan niệm “lấy khách hàng làm giá trị cốt lõi”, AEON Việt Nam theo đuổi các trụ cột phát triển bền vững bao gồm hòa bình; tôn trọng con người và đóng góp cho cộng đồng địa phương. Trong đó, bảo vệ môi trường là chiến lược đặc biệt quan trọng để thực hiện trách nhiệm với cả 3 trụ cột này.
Bà Nguyễn Bằng Lăng, Phó giám đốc trách nhiệm xã hội (CSR) AEON Việt Nam, cho biết, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, nhiều sông hồ. Sinh kế của nhiều người dân phụ thuộc vào nguồn nước, do đó ô nhiễm nguồn nước gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế và đời sống.
Thực trạng đáng buồn là hiện nay nhiều sông, hồ và cả đại dương đang “ô nhiễm trắng” trầm trọng do những chiếc túi nylon hay đồ nhựa dùng một lần. Ý thức được trách nhiệm của một doanh nghiệp siêu thị, bán lẻ, AEON Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến, chương trình nhằm hạn chế sử dụng những sản phẩm này.
Đầu tiên phải kể đến sáng kiến “cho mượn túi môi trường”. Bà Lăng cho biết, khi mua sắm tại các siêu thị AEON, khách hàng có thể mượn túi vải thân thiện với môi trường, chỉ với mức đặt cọc từ 3 – 5 nghìn đồng.
Thứ hai là các hoạt động ưu đãi, hỗ trợ đối với khách hàng, bao gồm hoàn trả chi phí túi nylon (khoảng 1 nghìn đồng với mỗi chiếc túi nylon bị từ chối) và thiết lập những quầy thanh toán ưu tiên cho khách hàng không sử dụng túi nylon. Với mỗi đơn hàng trên 300 nghìn đồng, một chiếc túi sinh thái là phần quà được tặng kèm cho khách hàng.
Những chiếc túi sinh thái của AEON có ngoại hình bắt mắt, có độ bền cao để tái sử dụng được nhiều lần. AEON Việt Nam kết hợp với Đại học Kiến trúc TP.HCM tổ chức cuộc thi thiết kế túi, tìm ra mẫu túi phù hợp nhất, giúp khách hàng dễ dàng đựng các món hàng mua tại siêu thị để treo trên xe thay vì dùng túi nylon. Sáng kiến này đặc biệt được yêu thích khi đại bộ phận người dân sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại.
Thứ ba, đào tạo nhân viên thu ngân để cải tiến quy trình bao gói hàng hóa, giúp tối ưu hóa lượng túi nylon sử dụng. Sáng kiến này giúp AEON Việt Nam thành công giảm lượng túi nylon trung bình từ 5 xuống còn 3 cho mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo về môi trường cũng là hoạt động thường niên cho nhân viên AEON Việt Nam.
Cuối cùng là nhóm giải pháp về truyền thông. Bà Lăng cho biết, AEON Việt Nam sử dụng chiến lược “truyền thông sáng tạo”, lan tỏa thông điệp về môi trường thông qua phim hoạt hình Chuyện tình túi nylon, phát bài hát Đi mua sắm không dùng túi nylon, thay vì những câu hô hào, khẩu hiệu khó đi vào lòng người.
Những chiếc túi sinh thái cũng là hàng hóa được bày tại những vị trí kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng như quầy thu ngân và khu đông lạnh.
Các sáng kiến giảm sử dụng túi nylon được AEON Việt Nam áp dụng trên nhiều mô hình kinh doanh, từ các siêu thị, trung tâm bách hóa tổng hợp cho đến chuỗi siêu thị nhỏ và chuỗi cửa hàng chuyên doanh, qua đó mở rộng sức ảnh hưởng tới đông đảo người tiêu dùng.
Đến hết năm 2021, các hoạt động của AEON Việt Nam nhận được kết quả tương đối tích cực. Cụ thể, trong khoảng 5% giao dịch tại AEON Việt Nam, khách hàng đã từ chối sử dụng túi nylon để lựa chọn phương thức bao gói hàng hóa thân thiện hơn với môi trường. Tinh thần bảo vệ môi trường cũng rất cao tại nội bộ doanh nghiệp khi khoảng 89% nhân viên từ chối sử dụng túi nylon.
Kết quả ban đầu này chưa phải lớn so với thực trạng tiêu dùng túi nylon và đồ nhựa dùng một lần tại Việt Nam nhưng là những nền tảng bước đầu quan trọng để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường và tiêu dùng bền vững tới người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Nếu bất chấp những hành động “có vẻ” như đang bảo vệ môi trường nhưng không mang tính thực chất, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với sự quay lưng, thậm chí là làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng.
Không chỉ quản lý nguồn nước bền vững, đáo ứng nhu cầu dùng nước cho cả hiện tại và tương lai, chương trình hỗ trợ từ Nestlé Việt Nam và công ty La Vie còn giúp mang nguồn nước sạch tới những khu vực khó khăn về nước sinh hoạt.
Tính đến năm 2021, Heineken Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy, sớm hơn 4 năm so với mục tiêu của tập đoàn mẹ trên toàn cầu.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.