Phát triển bền vững

Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Phương Anh Thứ bảy, 22/04/2023 - 21:04

Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.

Chỉ số Khả năng chống chịu của công trình (BRI) – sáng kiến của IFC, và cũng là công cụ đánh giá vấn đề này đầu tiên trên toàn cầu – sẽ giúp các chủ đầu tư trong nước nâng cao khả năng chống chịu của các tòa nhà tại Việt Nam.

BRI sử dụng khung lập bản đồ rủi ro thiên tai và đánh giá khả năng chống chịu trên nền tảng web, để đánh giá những rủi ro khí hậu tại một địa điểm cụ thể cho các dự án bất động sản, cũng như các biện pháp thích ứng đã được thực hiện.

Sáng kiến này giúp các nhà phát triển công trình, người mua nhà, và các bên liên quan khác dễ dàng đánh giá, cải thiện, và công bố khả năng chống chịu của một tòa nhà.

Với sự hỗ trợ của chính phủ Australia, dự án BRI tại Việt Nam đã xác định và tích hợp các bản đồ rủi ro thiên tai của quốc gia vào ứng dụng BRI. Dự án sẽ chọn ba công trình thí điểm trong các tòa nhà chung cư, văn phòng, bán lẻ, giáo dục, và khách sạn, để đánh giá và nâng cao khả năng chống chịu cho công trình.

IFC cũng sẽ thúc đẩy việc áp dụng chỉ số BRI trong ngành xây dựng Việt Nam, thông qua hoạt động nâng cao nhận thức, và tăng cường năng lực cho các đơn vị phát triển tòa nhà, và các bên liên quan khác.

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, với thiệt hại lên đến 10 tỷ USD vào năm 2020 (tương đương 3,2% GDP) do các tác động của khí hậu.

Đặc biệt, khoảng 300 khu vực đô thị ven biển – nơi cung cấp sinh kế cho lực lượng dân số đang đô thị hóa nhanh chóng và ngày càng tăng – phải chịu tổn thất nặng nề, do nằm ở những vùng đất thấp, và dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo ông Thomas Jacobs, Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia, và Lào, khi đối mặt với các nguy cơ từ những hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra liên tục, điều quan trọng là phải đảm bảo các công trình có khả năng chống chịu với nhiều loại thiên tai, đặc biệt là ở các khu vực đô thị của Việt Nam, nơi có rất nhiều người sinh sống.

“Thông qua việc giới thiệu BRI đến các đơn vị phát triển, các nhà đầu tư, và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, chúng tôi mong muốn giúp đẩy mạnh chương trình nghị sự quốc gia về khí hậu, nhằm thúc đẩy một nền kinh tế xanh hơn, bền vững hơn và toàn diện hơn”, ông nói thêm.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, đánh giá việc lồng ghép các giải pháp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển đô thị sẽ giúp đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân sinh sống và làm việc, đồng thời, tránh thiệt hại về tài sản của người dân và doanh nghiệp, đóng góp vào lộ trình phát triển xanh thích ứng với biến đổi khí hậu, và phát thải ròng bằng 0 của quốc gia.

Sáng kiến BRI được giới thiệu lần đầu vào năm 2020, với Philippines là quốc gia thí điểm. Trong vòng 18 tháng, 1,8 triệu mét vuông diện tích sàn đã được BRI cam kết đánh giá để nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, chương trình BRI sẽ tiếp nối thành công của chương trình chứng nhận công trình xanh thiết kế xuất sắc để đạt hiệu quả cao hơn (EDGE) của IFC. Chương trình này đã giúp tiết kiệm mỗi năm 4,1 triệu USD chi phí sử dụng điện và nước cho 77.000 cư dân, và giảm phát thải 30.000 tấn khí nhà kinh hàng năm kể từ 2015 đến nay.

Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu

Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu

Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế

Phát triển bền vững -  2 năm

Các chỉ tiêu quản trị vĩ mô, kinh tế - tài chính đều mở mức cao nhưng năng lực chống chịu và tính tự cường của nền kinh tế Việt Nam chỉ được đánh giá là trung bình – khá, do chỉ tiêu về môi trường và xã hội thấp.

Kinh tế trưởng VinaCapital: Việt Nam chống chịu tốt hơn các cơn bão kinh tế toàn cầu

Kinh tế trưởng VinaCapital: Việt Nam chống chịu tốt hơn các cơn bão kinh tế toàn cầu

Leader talk -  2 năm

Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital nhận định, khả năng chống chịu tốt của kinh tế Việt Nam trước các rủi ro toàn cầu, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người cao sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán hồi phục mạnh khi Fed từ bỏ việc tăng lãi suất.

Hàng tỷ USD từ IFC giúp Đông Á – Thái Bình Dương chống chịu khủng hoảng

Hàng tỷ USD từ IFC giúp Đông Á – Thái Bình Dương chống chịu khủng hoảng

Phát triển bền vững -  3 năm

Với mục tiêu tăng cường năng lực chống chịu của người dân, doanh nghiệp và quốc gia, IFC đã đẩy mạnh đáng kể nỗ lực ứng phó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kép về biến đổi khí hậu và Covid-19 ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm tài chính vừa qua.

Thích ứng và chống chịu là năng lực cạnh tranh mới

Thích ứng và chống chịu là năng lực cạnh tranh mới

Tiêu điểm -  3 năm

TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất thành lập trung tâm về các mô hình kinh doanh có khả năng chống chịu, thích ứng tốt trước những biến động bất thường có thể xảy đến trong tương lai.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  4 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.