Sáp nhập lại Kido Foods vào công ty mẹ

Trần Anh Thứ hai, 25/05/2020 - 16:44

Sau 3 năm tách ra không mang lại hiệu quả, Kido đang tính tới chuyện sáp nhập lại mảng đồ đông lạnh về tập đoàn.

Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods) vừa công bố tài liệu họp cổ đông thường niên năm 2020 trong đó đưa ra phương án sáp nhập Kido Foods vào Tập đoàn Kido.

Theo ban lãnh đạo Kido Foods, năm 2017, Tập đoàn Kido đã thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu của mình tại Kido Foods cho các nhà đầu tư bên ngoài để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 65%. Việc đại chúng hóa Kido Foods nhằm mục tiêu đa dạng cơ cấu cổ đông, thu hút nhà đầu tư chiến lược và dòng tiền trong, ngoài nước.

Tuy nhiên, sau ba năm hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên sàn Hà Nội, mục tiêu này vẫn chưa đạt kỳ vọng của ban lãnh đạo.

Trong giai đoạn 2017-2019, dù Kido Foods vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu ngành kem với thị phần tăng từ 38,1% (2016) lên 41,4% (2019) nhưng kết quả hoạt động kinh doanh có nhiều biến động mạnh. Như năm 2018, công ty kinh doanh không hiệu quả khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 27,4 tỷ đồng.

Việc tỷ lệ sở hữu của Kido tại công ty là 65%, cơ cấu cổ đông độc lập khiến tập đoàn mẹ không thể tập trung toàn lực hỗ trợ cũng như giúp công ty con này tận dụng triệt để các lợi thế về tài chính, quản trị và chiến lược của tập đoàn mẹ. Do đó, hội đồng quản trị xác định, việc sáp nhập Kido Foods vào Kido là hoàn toàn cần thiết.

Theo phương án sáp nhập, Tập đoàn Kido sẽ phát hành thêm 23 triệu cổ phần để hoán đổi hơn 17,76 triệu cổ phần phổ thông của Kido Foods, tỷ lệ hoán đổi 1:1,3 (1 cổ phiếu KDF đổi lấy được 1,3 cổ phiếu KDC). Sau hoán đổi, Kido Foods chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ sở hữu 100% vốn.

Lý giải về việc áp dụng tỷ lệ hoán đổi này thay vì 1:1,2 như đề xuất của tổ chức thẩm định giá, ban lãnh đạo cho biết muốn trả thêm cho cổ đông một khoản thặng dư vì tỷ lệ pha loãng cổ phiếu KDC sau khi phát hành cổ phiếu để hoán đổi là 8,3%.

Việc sáp nhập được ban lãnh đạo Tập đoàn Kido kỳ vọng khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ với quy mô trung bình, đem lại lợi ích cho cổ đông thông qua hoán đổi thành cổ phiếu vốn hoá lớn và thanh khoản ổn định.

Hoạt động chính của công ty đang là sản xuất và kinh doanh ba nhóm sản phẩm chính gồm kem, sữa chua và bánh bao cấp lạnh. Với hai nhãn hàng chính là Merino và Celano, công ty chiếm hơn 41% thị phần kem cả nước năm 2019.

Sau sáp nhập, công ty đặt mục tiêu nâng vị thế trên thị trường với doanh thu và lãi sau thuế năm nay lần lượt đạt 8.000 tỷ đồng và 253 tỷ đồng. Năm 2021 kế hoạch doanh thu tăng lên 10.800 tỷ đồng và lợi nhuận trên 600 tỷ đồng.

Công ty dự kiến lộ trình phương án sáp nhập sẽ kết thúc vào tháng 10, cổ phiếu KDC phát hành thêm chính thức được niêm yết.

Vượt bão Covid-19 theo cách của Thế Giới Di Động và Thiên Long

Vượt bão Covid-19 theo cách của Thế Giới Di Động và Thiên Long

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Nhanh nhạy nắm bắt những thay đổi của thị trường để có các quyết sách hợp thời, lãnh đạo Thế Giới Di Động và Thiên Long đã đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19 để hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài.
Vượt bão Covid-19 theo cách của Thế Giới Di Động và Thiên Long

Vượt bão Covid-19 theo cách của Thế Giới Di Động và Thiên Long

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Nhanh nhạy nắm bắt những thay đổi của thị trường để có các quyết sách hợp thời, lãnh đạo Thế Giới Di Động và Thiên Long đã đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19 để hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài.
FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  27 phút

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  5 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  5 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  5 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  22 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Doanh nghiệp -  23 giờ

Liên danh nhà thầu do Tổng công ty ACC dẫn đầu đã chiến thắng liên danh 1 của Tập đoàn Đèo Cả với gói thầu 4.7 sân bay Long Thành.