Leader talk
Sếp VCCorp bật mí lý do nhiều doanh nghiệp công nghệ “muốn làm nhưng không dám”
Lối tư duy cũ cùng chính sách thuế còn nhiều hạn chế được ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp cho là rào cản đối với doanh nghiệp công nghệ.
Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam mới đây, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp chia các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là nhóm tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng tồn tại như Google hay Facebook và nhóm thứ hai là nhóm sử dụng mô hình kinh doanh mới, phương pháp mới, sử dụng công nghệ của mình để giải quyết bài toán cũ như Grab.
Dù thuộc nhóm nào, các doanh nghiệp này vẫn trở thành những doanh nghiệp hàng đầu và giàu có nhất.
Vị Tổng giám đốc VCCorp đã minh chứng khả năng tạo ra các sản phẩm như trên của các doanh nghiệp nội địa thông qua các ví dụ như Vingroup sản xuất tự động hóa 4.0, Viettel tự làm thiết bị mạng 5G.
Cùng với đó, thị trường gọi xe có Grab thì giờ cũng xuất hiện Be, Fastgo, mảng nội dung số có VNG, VCCorp.
Những doanh nghiệp như vậy “cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn ngay trên lãnh thổ Việt Nam, phục vụ người Việt Nam, cạnh tranh bình đẳng thậm chí là có một chút phần thắng lợi”.
Ông Tân nhấn mạnh: “Như vậy là chúng ta làm được, chúng ta có khả năng làm sản phẩm. Chúng ta có năng lực, chúng ta có tiền, chúng ta có con người công nghệ để làm được”.
Tuy nhiên, người đứng đầu VCCorp cho rằng, vấn đề tồn tại lớn nhất là lối tư duy cũ, ví như việc để xã hội khủng long làm quy định cho loài người.
"Một xã hội khủng long cấp giấy phép, làm quy định cho loài người thì chắc chắn không tồn tại loài người. Loài người sinh ra không nhờ giấy phép của khủng long mà nhờ khủng long chết đi".
"Chính sách của chúng ta là Grab cần gắn mào lên đầu, phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh xe gia đình. Nếu mạng xã hội Việt Nam thuê người sản xuất video đăng lên thì vi phạm quy định về quản lý báo chí còn Youtube, Facebook thuê hẳn công ty làm nội dung lại không bị kiểm soát”, ông Tân phân tích.
Bên cạnh đó, bức tranh tương phản về chính sách dành cho các công ty sáng tạo tại Việt Nam và nước ngoài cũng được chỉ rõ.
Trong khi Alibaba, Tencent, Baidu của Trung Quốc được ưu đãi, bảo hộ với mức thuế âm; Amazone đóng thuế 0 đồng dù lợi nhuận 11 tỷ USD, Apple, Microsoft hay Google đều ở các thiên đường thuế thì doanh nghiệp tại Việt Nam như VCCorp phải đóng tới 15-20% doanh thu, chưa kể thu nhập doanh nghiệp.
“Chính vì thế rất nhiều công ty muốn làm nhưng không dám làm”, ông Tân khẳng định.
Trước những tồn tại trên, Tổng giám đốc VCCorp đưa ra 3 cơ chế ứng xử.
Thứ nhất, với những loại hình kinh doanh đã rõ ràng như Grab, có thể tách ra thành một hạng mục riêng để quản lý.
Thứ hai, những thứ chưa rõ ràng thì sử dụng cách tiếp cận sandbox, tức là khoanh vùng phạm vi, thời gian cho thí điểm.
Thứ ba, với những hình thức đặc trưng, hóc búa như tiền ảo, cần có một đặc khu ảo để chọn lọc vấn đề, công ty chặt chẽ hơn.
Ông Tân cho rằng cần coi ngành nội dung số là một ngành kinh tế trọng điểm, coi thuế thu nhập là trọng tâm để thu hút nhân tài, giảm chi phí cho công ty.
“Chúng ta phát triển thị trường trong nước bằng cách coi trọng công ty Việt phục vụ thị trường Việt Nam, hoặc là các công ty có tiềm năng xuất khẩu dịch vụ ra bên ngoài. Và chúng ta nên xem lại tư tưởng đánh thuế là để thu thật nhiều hay để ngành phát triển rực rỡ”, ông kiến nghị.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch VinFast tại diễn đàn nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính sách Nhà nước trong việc giúp doanh nghiệp Việt có đủ tự tin và cả niềm tin để phát triển công nghệ.
Theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, các ưu tiên về thuế, thủ tục cởi mở sẽ giúp nền kinh tế phát triển.
Đại diện Vingroup cũng khuyến nghị Chính phủ chủ trì đẩy mạnh hoạt đông nghiên cứu sáng tạo đổi mới công nghệ, chú trọng đào tạo các loại hình công nghệ mới trong đại học, đầu tư nghiên cứu các công nghệ lõi.
"Chính phủ nên tạo động lực, thậm chí tạo áp lực cho các doanh nghiệp phát triển", bà Thủy chỉ rõ.
Công nghệ là lời giải cho khát vọng Việt Nam hùng cường
Công nghệ bán lẻ đe dọa chuỗi siêu thị truyền thống
Công nghệ thúc đẩy hoạt động mua sắm ngày càng thuận tiện giúp người tiêu dùng ngày nay di chuyển gần hơn, thanh toán dễ dàng hơn.
Hài hoà công nghệ đời cũ và đời mới mở ra nhiều cơ hội kinh doanh
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan toả mạnh mẽ nhưng không thể bỏ phí những công nghệ “đời cũ”, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhấn mạnh.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực