Leader talk
Công nghệ là lời giải cho khát vọng Việt Nam hùng cường
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra cơ hội, thời cơ “có một không hai” cho Việt Nam.
Công nghệ là lời giải
Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sáng nay (9/5), ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình là những câu hỏi được đặt ra cho Việt Nam hiện nay.
Theo đó, công nghệ chính là lời giải và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra cơ hội, tạo ra thời cơ "có một không hai" cho Việt Nam.
"Nếu chúng ta chỉ lắp ráp thì không thể giải bài toán năng suất lao động. Công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng", vị Bộ trưởng nhấn mạnh.
Các công ty không thể sản xuất, marketing hiệu quả nếu không áp dụng công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới.
Các công ty công nghệ, dù là phát triển công nghệ hay sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như là dịch vụ, là nhân tố quan trọng nhất để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Do đó, ông Hùng cho rằng phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số một.
Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường.
"Việt Nam là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ đi ra toàn cầu, giải các bài toán toàn cầu. Sử dụng công nghệ nhân loại sẽ đưa Việt Nam ra thế giới”, vị Bộ trưởng nhấn mạnh.
"Make in Vietnam" là cách gọi sáng tạo, muốn nói đến việc mà sự sáng tạo, thiết kế và sản xuất đều thực hiện tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm của Việt Nam như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu.
Ngoài việc sử dụng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.
"Make in Vietnam" sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Vị Bộ trưởng nhấn mạnh chiếc nỏ thần Việt Nam sẽ chỉ có thể do người Việt Nam làm ra.
Thị trường là quan trọng nhất
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, muốn có các doanh nghiệp công nghệ thì việc tạo ra thị trường là quan trọng nhất. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia nên nếu mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là cho giai đoạn đầu, để sinh ra các công ty công nghệ.
Chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội, cũng sẽ tạo ra thị trường lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Năm nay, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia - Digital Vietnam nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số. Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường số.
Trong đó, đổi mới sáng tạo không thể không nói đến những startup. Những khởi nghiệp công nghệ này đang tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế rồi nhanh chóng vươn mình trở thành những tập đoàn công nghệ toàn cầu. "Việt Nam rất cần những doanh nghiệp như vậy", ông Hùng khẳng định.
Nhắc đến công nghệ là nhắc đến nhân tài. Vị Bộ trưởng cho rằng người Việt Nam thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể.
Bên cạnh đó, có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Ông Hùng khuyến nghị Việt Nam tạo ra các điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về, cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới theo cách tiếp cận Sandbox, nghĩa là cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn.
Những 'đặc khu công nghệ', 'đặc khu đổi mới sáng tạo', với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực đã thành công, có qui mô thị trường, có nguồn lực về tài chính và quản trị, có tinh thần khởi nghiệp, cần phải đầu tư vào phát triển công nghệ, công nghiệp, hình thành lên các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có qui mô lớn.
"Nhiều quốc gia đã hoá rồng về cơ bản là trên nền tảng của một số tập đoàn công nghệ lớn. Chính phủ sẽ xem xét việc tạo điều kiện để phát triển một số tập đoàn công nghệ lớn", ông nhận định.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Việt Nam cần quỹ phát triển công nghệ Việt Nam và sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn khi đây là một quỹ của toàn dân Việt Nam, của người Việt Nam trên toàn cầu.
Việt Nam cường thịnh là khát vọng toàn dân và quỹ phát triển công nghệ Việt Nam là để hiện thực hoá khát vọng đó.
“Chúng ta đang và sẽ sống trong kỷ nguyên số kéo dài hàng trăm năm. Một đất nước hoá rồng cũng phải mất nhiều thập kỷ. Sự chuyển đổi lớn nhất là sự chuyển đổi của tất cả mọi người trong xã hội đó”.
Theo ông Hùng, đó là câu chuyện của giáo dục, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học và đến môi trường học cả đời. Trong số rất nhiều đổi mới giáo dục thì có lẽ dạy công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông.
Nơi ứng dụng công nghệ đầu tiên nên và rất nên là giáo dục. Và những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là các doanh nghiệp công nghệ giáo dục.
“Chúng ta đặt ra một khát vọng, một tầm nhìn và chúng ta nhìn thấy phần đầu của con đường đi. Chúng ta có niềm tin vào tương lại Việt Nam, niềm tin vào công nghệ, vào sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và vai trò của nó trong sự cường thịnh của đất nước", ông Hùng nhấn mạnh.
Cuộc chiến giành chủ quyền trong giới công nghệ thông tin 2019
Làm chủ 'luồng gió' công nghệ mới trong kinh doanh bất động sản thời 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 đang dần chuyển đổi thế giới thực sang thế giới số, gần như các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều bị phá vỡ, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.
Chính thức: Startup công nghệ Việt Nam được miễn thuế 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo
Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ vừa được Chính phủ ban hành, nêu rõ nhiều chính sách ưu đãi doanh nghiệp khoa học và công nghệ như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng...
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực