Siêu dự án điện mặt trời 'chết yểu' trên hồ Trị An

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 29/05/2024 - 10:37

Tham vọng đầu tư dự án điện mặt trời hơn 34.500 tỷ đồng tại Đồng Nai của liên danh bốn công ty do Ngôi Nhà Mới đứng đầu đã bị “khai tử”.

Một góc dự án thủy điện Trị An tại hồ Trị An. Ảnh: dongnai.gov.vn

Dự án cụm nhà máy điện mặt trời (ĐMT) 1.500MW trên mặt hồ Trị An bước vào cuộc đua xin bổ sung quy hoạch điện lực quốc gia khoảng năm năm trước. 

Đặt tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích sử dụng khoảng 1.800ha nằm trọn vẹn trong lòng hồ thủy điện Trị An, cụm nhà máy ĐMT nổi do một liên danh gồm Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới – Công ty CP Tập đoàn đầu tư Israel – Công ty CP Atera Việt Nam – Công ty TNHH Tư vấn công nghệ và đầu tư THT (gọi tắt là liên danh) đề xuất.

Tổng công suất dự án 1.500MW, giai đoạn 1 là 600MW dự kiến hoạt động năm 2021. Theo tính toán, vốn tự có của chủ đầu tư là 20%, còn lại là vốn vay. Riêng phần vốn vay, dự án nhận đồng ý chủ trương xem xét tài trợ của Vietinbank khoảng 10.900 tỷ đồng nếu đáp ứng các điều kiện.

Thậm chí, nếu thuận buồm xuôi gió từ khâu thủ tục đến triển khai vận hành, dự án hứa hẹn mang về cho ngân sách địa phương khoảng 28.000 tỷ đồng trong 20 năm – tổng thời gian của dự án.

Tuy nhiên, theo kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, tỉnh Đồng Nai có hai dự án điện mặt trời được xem xét triển khai sau năm 2030 nếu thực hiện theo hình thức tự sản, tự tiêu là Trị An 101MW và KN Trị An 928MW. 

Danh tính doanh nghiệp phát triển hai dự án nêu trên đều không liên quan tới nhà đầu tư đề xuất cụm nhà máy ĐMT nổi trên hồ Trị An. 

Tức, siêu dự án của liên danh bốn doanh nghiệp do Ngôi Nhà Mới đứng đầu đã không được tính toán, xem xét đưa vào quy hoạch điện quốc gia, mặc dù kế hoạch đầu tư siêu dự án này đã được liên danh nói trên chuẩn bị rất chi tiết từ khoảng 4 năm trước.

Theo đó, liên doanh đã ủy quyền cho Ngôi Nhà Mới thực hiện các hợp đồng hợp tác với các đơn vị cung cấp thiết bị bao gồm tấm pin và inverter, đơn vị xây lắp trạm biến áp và đường dây đấu nối, các ngân hàng cam kết bảo lãnh tín dụng.

Nhiều phần việc quan trọng của dự án cũng sớm được các đơn vị có tên tuổi nhận việc ngay thời điểm xin bổ sung quy hoạch. Cụ thể, Công ty TNHH Năng lượng Risen (Hồng Kông) xin tham gia tổng thầu EPC, Công ty TNHH HT Solar Việt Nam đã có hợp đồng nguyên tắc cung cấp tấm pin mặt trời, Công ty cổ phần Công nghiệp Đại Dương thực hiện thiết kế, xây dựng trạm biến áp 220kV và đường dây đấu nối 220kV.

Hồ Trị An là hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, có dung tích toàn phần khoảng 2.760 tỷ m3, diện tích mặt hồ 323km2. 

Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh, đồng thời cũng là nơi nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông cho dân cư trong vùng.

Quay trở lại với liên danh đề xuất siêu dự án ĐMT nổi trên hồ Trị An, Công ty cổ phần thương mại Ngôi Nhà Mới thành lập năm 2003, trụ sở chính tại quận Hà Đông, có vốn điều lệ khoảng 1.151 tỷ đồng, do ông Trần Thanh Bình làm tổng giám đốc.

Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Israel ra đời năm 2019, vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng, do ông Vũ Văn Thái làm tổng giám đốc.

Thành lập năm 2012, đặt trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty cổ phần Atera Việt Nam có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, do ông Bùi Nguyên Long đảm nhiệm vị trí giám đốc.

Thành viên thứ tư là Công ty TNHH tư vấn công nghệ và đầu tư THT ra đời năm 2013 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, ông Đoàn Văn Sinh làm giám đốc.

Kiến nghị xử lý sai phạm tại 9 dự án của Tập đoàn Lã Vọng

Trong số này, Ngôi Nhà Mới tiền thân của Tập đoàn Lã Vọng do doanh nhân Lê Văn Vọng làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 2016, là thương hiệu khá nổi trong lĩnh vực đầu tư phát triển bất động sản, hạ tầng theo hình thức PPP giai đoạn trước năm 2020.

Những dự án do Ngôi Nhà Mới đảm nhiệm đầu tư tại Hà Nội như khu nhà ở cao cấp Ngôi Nhà Mới gần 29ha tại khu đô thị Nam Quốc Oai, Newhouse Xa La, khu đô thị Louis city 14,5ha trị giá 1.300 tỷ đồng, tổ hợp chung cư cao cấp tại các ô đất N14, N15, N17, N18 đường Lê Văn Lương trị giá 2.500 tỷ đồng.

Hay như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT), với tổng vốn đầu tư 8.800 tỷ đồng, nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Louis Group (trong đó Ngôi Nhà Mới là thành viên tham gia góp vốn thành lập).

Tuy vậy, do gặp phải nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện, hầu hết dự án từng mang lại tên tuổi cho Tập đoàn Lã Vọng hay Ngôi Nhà Mới đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những bất cập và kiến nghị biện pháp xử lý tương ứng từ 4 năm trước.

Hiện tại, dù không còn vai trò “thuyền trưởng” của chủ tịch Lê Văn Vọng, Công ty Ngôi Nhà Mới vẫn đang giữ vai trò chủ đầu tư tại một số dự án đô thị quy mô lớn tại các tỉnh như Hòa Bình, Hà Nam.

Trong đó, riêng tại tỉnh Hòa Bình, đáng chú ý có hai dự án khu đô thị nghỉ dưỡng quan trọng là Trung Minh A và B được Ngôi Nhà Mới lần lượt sát cánh cùng Tập đoàn Lã Vọng và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam thực hiện. 

Không hợp thức hóa sai phạm về điện mặt trời

Không hợp thức hóa sai phạm về điện mặt trời

Tiêu điểm -  1 năm
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh "tuyệt đối không hợp thức hóa sai phạm" liên quan đến điện mặt trời trong việc lên danh mục dự án đưa vào kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII.
Không hợp thức hóa sai phạm về điện mặt trời

Không hợp thức hóa sai phạm về điện mặt trời

Tiêu điểm -  1 năm
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh "tuyệt đối không hợp thức hóa sai phạm" liên quan đến điện mặt trời trong việc lên danh mục dự án đưa vào kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  18 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  21 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  21 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  22 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?