Sinh viên Việt Nam đang đối mặt với viễn cảnh công việc tồi tệ hơn

Lan Hương Thứ hai, 21/08/2017 - 17:23

Tỷ lệ thất nghiệp trong số những người trẻ có trình độ đại học tại Việt Nam là 17%.

Chỉ 1/3 trong số lực lượng lao động của Việt Nam có trình độ tốt nghiệp trung học, số liệu năm 2016. Ảnh: Internet

Hai năm trước, Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân kinh tế từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam. Hiện nay, thu nhập của Đức vào khoảng 5,6 triệu VND/tháng từ nghề lái xe taxi ở Hà Nội.

Đức chỉ là một trong số hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam không tìm được công việc đúng với lĩnh vực chuyên môn mà họ đã chọn, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ là 2,3%.

Tại Việt Nam, các trường dạy nghề trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản phù hợp với các công việc lắp ráp với mức lương thấp, trong khi các trường đại học và cao đẳng lại tập trung vào giảng dạy những kiến thức chuyên môn phù hợp những công việc phức tạp hơn. 

Mức lương tăng và việc sản xuất được chuyển về các quốc gia có chi phí nhân công rẻ đe doạ tham vọng của Chính phủ trong việc đạt được mức thu nhập trung bình, 4.000 USD/năm do Ngân hàng Thế giới xác định, gần gấp đôi so với mức thu nhập hiện tại.

"Các quốc gia đã thành công trong việc trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, cần phải có trình độ giáo dục tương đương với các nước phát triển khi các nước này ở trình độ tương tự”, ông Scott Rozelle, nhà kinh tế học về phát triển tại Đại học Stanford, Mỹ nói. "Các quốc gia không có trình độ giáo dục như vậy sẽ thất bại hoặc bị mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình".

Ảnh: Internet

Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển các trường cao đẳng chất lượng cao trước cả khi nền kinh tế của họ cần một lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn. 

Ngược lại, các nền kinh tế như Argentina, Brazil và Mexico chứng kiến tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi đạt đến mức thu nhập trung bình - một phần do các nước này không đầu tư đủ cho giáo dục, ông Rozelle nói.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp không muốn trả nhiều tiền cho những người lao động có bằng cấp nhưng thiếu kỹ năng tương xứng. Tỷ lệ thất nghiệp trong số những người trẻ có trình độ đại học là 17%.

Hệ thống giáo dục phải chịu nhiều áp lực

"Hiện có nhiều công ty tư nhân và nước ngoài đến Việt Nam với mong muốn công nhân lành nghề hơn, các nhà quản lý và kỹ sư chất lượng hơn", ông Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trường Harvard Kennedy, Đại học Harvard cho biết. "Tầng lớp trung lưu đang mở rộng. Các gia đình Việt Nam muốn được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn. Vì vậy, áp lực đang đè nặng lên hệ thống giáo dục để đáp ứng những kỳ vọng đó".

Nhiều bậc cha mẹ đang gửi con ra nước ngoài học tập để cải thiện triển vọng công việc tương lai của con em họ. Theo số liệu của Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản, số người Việt Nam học tập tại Nhật Bản, kể cả tại các trường ngoại ngữ, đã tăng gấp 12 lần trong 6 năm tính đến tháng 5/2016, đạt khoảng 54.000 người.

"Chính phủ đang cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo trong trường đại học và cao đẳng", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục cho biết. "Chúng ta cần phải cải tổ lại chương trình giảng dạy để giảm tải các kiến thức không thực tế. Nhưng tiến độ vẫn còn rất chậm. Chưa có kết quả đáng kể".

Tỷ lệ đọc viết

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã mở rộng số lượng các trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc lên khoảng 450. Chính phủ dự định sẽ có 560.000 sinh viên mới nhập học đại học và cao đẳng vào năm 2020, tăng khoảng 8% trong 10 năm.

Theo Viện Khoa học lao động và xã hội, mặc dù tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam đạt mức 97%, nhưng chỉ 1/3 trong số lực lượng lao động của Việt Nam có trình độ trung học vào năm ngoái.

Trong giai đoạn phát triển, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh ngay cả khi năng suất lao động thấp - Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ vượt 6% cho đến năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cách xa so với các nước trong khu vực trong việc tận dụng tối đa nguồn lực lao động .

Năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năng suất lao động của Singapore cao gấp 26 lần Việt Nam; Malaysia gấp 6,5 lần và Thái Lan và Philippines gấp khoảng 1,5 lần.

Các chương trình mới

Tuy nhiên, nền giáo dục Việt Nam vẫn có một vài lý do để lạc quan. Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết, Fulbright University Việt Nam, tổ chức độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên được Chính phủ phê duyệt, đã nhận được kinh phí ban đầu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và sẽ khai giảng khóa đầu tiên vào mùa thu này.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (trái) trao quyết định tài trợ, tổng trị giá 15,5 triệu USD của chính phủ Mỹ cho bà Đàm Bích Thủy hôm 6/6. Ảnh: Báo Thanh niên

Các công ty lớn cũng đang cung cấp các chương trình giáo dục bổ sung để giúp nâng cao năng suất người lao động. Tập đoàn FPT, tập đoàn viễn thông và công nghệ lớn nhất Việt Nam, có các chi nhánh giáo dục trên toàn quốc với khoảng 20.000 sinh viên. Tập đoàn công nghệ Intel cam kết chi 22 triệu USD cho một số chương trình giáo dục.

"Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học thiếu các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức để làm việc trong các công ty", ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội nói. "Điều cũng phần nào kìm hãm nền kinh tế", ông cho biết thêm.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  5 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  6 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  6 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  6 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  7 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực