Đà Nẵng báo cáo Thủ tướng nguyên tắc, quan điểm phát triển bán đảo Sơn Trà
Bên cạnh nội dung về hiện trạng các dự án đầu tư, Đà Nẵng cũng báo cáo chi tiết với Thủ tướng về quan điểm và nguyên tắc phát triển bán đảo Sơn Trà.
Trong khi một số tăng tốc để đón cơ hội từ Hội nghị APEC thì nhiều dự án vẫn triển khai cầm chừng hoặc bất động.
Những ai thường xuyên đi qua cầu Thuận Phước đều kinh ngạc trước sự thay đổi chóng mặt của dự án căn hộ khách sạn Hoà Bình Green Đà Nẵng. Giữa năm ngoái, dự án mới bắt đầu xây dựng phần thân, thì đến thời điểm này đã bước vào những khâu hoàn thiện cuối cùng.
Tổ hợp cao 27 tầng với hơn 1.600 căn hộ khách sạn, bể bơi vô cực và thiết bị nhà vệ sinh dát vàng dự kiến sẽ khánh thành toà tháp đầu tiên vào tháng tới và đưa vào phục vụ Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Đà Nẵng đầu tháng 11.
Tuy nhiên, ở phía bên kia cầu, hai dự án khác là Sunrise Bay và Blooming Tower vẫn triển khai cầm chừng.
Blooming Tower là toà tháp đôi 37 tầng với tổng số 671 căn hộ do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Gần 10 năm kể từ ngày khởi công, dự án mới đang hoàn thiện toà tháp thứ nhất, còn toà tháp thứ hai vẫn là bãi cỏ hoang.
Đối diện bên kia đường là khu đô thị Sunrise Bay cũng chung số phận hẩm hiu. Dự án trước đây thuộc sở hữu của (Hàn Quốc) nhưng do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để triển khai nên buộc phải chuyển nhượng lại cho đối tác Việt Nam.
Hồi giữa năm, Sunrise Bay dính lùm xùm về việc sử dụng nguồn cát không rõ nguồn gốc để san lấp mặt bằng, rồi bị tạm dừng thi công một thời gian ngắn. Dự án mới được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng tiến độ triển khai trên thực tế vẫn rùa bò.
Tiến độ thi công thần tốc của Hoà Bình Green Đà Nẵng so với sự ì ạch của Sunrise Bay và Blooming Tower cho thấy hai mặt đối lập của thị trường bất động sản Đà Nẵng.
Những nhà đầu tư có năng lực đang cấp tập triển khai dự án để đón cơ hội kinh doanh từ Hội nghị thượng đỉnh APEC – sự kiện sẽ thu hút hàng nghìn quan chức, doanh nhân, phóng viên và lãnh đạo cấp cao của 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình cho biết, APEC sẽ mở ra cơ hội kinh doanh cho du lịch Đà Nẵng trong tương lai, vì sự kiện này sẽ quảng bá Đà Nẵng ra thế giới.
Vì thế, công ty đã đẩy nhanh thi công dự án Hoà Bình Green Đà Nẵng nên trung bình cứ 65 giờ hoàn thành một sàn xây dựng, tiến độ được ông Đường tự hào là kỷ lục trong ngành xây dựng Việt Nam.
Không chỉ có dự án Hoà Bình Green Đà Nẵng mà khu nghỉ dưỡng Sheraton do BRG Group đầu tư cũng thi công ngày đêm để kịp đưa vào sử dụng làm nơi tổ chức tiệc Gala cho Hội nghị APEC 2017.
Sheraton được khởi công vào tháng 3/2015 và BRG có quỹ thời gian 27 tháng để hoàn thành dự án với 258 phòng khách sạn và 45 biệt thự.
Một số chủ đầu tư vẫn liên tiếp mở bán dự án mới. Dự án TMS Luxury sẽ chào bán 146 căn hộ trong tuần này, trong khi Cocobay vừa cho ra mắt toà tháp mới là Coco Wonderland với 700 căn hộ khách sạn.
Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc CBRE, các chủ đầu tư đang mạnh dạn triển khai dự án vì đều kỳ vọng tác động tích cực sau Hội nghị APEC.
Từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 1.350 căn hộ khách sạn chào bán, nâng tổng nguồn cung lên 8.000 căn. Còn trong hai năm tới dự kiến sẽ có thêm 9.000 căn hộ khách sạn gia nhập thị trường.
“Làn sóng đầu tư, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng đang diễn ra mạnh mẽ ở Đà Nẵng để đón đầu nhu cầu của du khách sẽ đổ về thành phố trước và sau sự kiện APEC Đà Nẵng 2017”, bà Dung khẳng định.
Nhưng ở góc khuất, vẫn la liệt dự án nằm bất động khắp nơi. Ngay ở trung tâm thành phố, có ba dự án là Danang Centre, Viễn Đông Meridian và Golden Square đã ‘đắp chiếu’ gần chục năm nay sau khi xây dựng dở dang phần móng.
Hầu hết chủ đầu tư của những dự án này đều không còn năng lực tài chính để triển khai tiếp, hoặc nếu có triển khai thì cũng bí đầu ra vì nhu cầu mua căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố không cao. Một số dự án đã buộc phải chuyển nhượng lại cho chủ mới.
Nhưng cũng có dự án nằm bất động vì chủ đầu tư bất chấp pháp luật và xây dựng không phép. Như dự án Central Coast trên đường Võ Nguyên Giáp đã xây dựng đến tầng 10 thì bị phát hiện chưa được cấp phép xây dựng.
Central Coast là dự án cao 41 tầng, có 300 phòng khách sạn và 468 căn hộ. Sau khi bị phát hiện xây không phép đầu năm nay, dự án bị buộc dừng xây dựng để hoàn thiện thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư và xin giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, công trường dự án Central Coast hiện vẫn im lìm và chưa biết đến khi nào chủ đầu tư mới khởi động lại.
Một dự án khác cũng bị đình chỉ thi công là khu du lịch biển Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà. Chủ đầu tư đang xây dựng phần móng của 40 trên tổng số 56 biệt thự thì bị phát hiện là chưa có giấy phép xây dựng nên bị dừng.
Điểm nóng Sơn Trà
Vụ việc khu du lịch biển Tiên Sa bị phát hiện xây dựng không phép đã làm phát lộ thêm nhiều dự án khủng ở bán đảo Sơn Trà đã được chính quyền Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo thống kê của UBND TP Đà Nẵng, tổng cộng đã có 18 dự án được chấp thuận, với tổng số 1.920 biệt thự và 309 phòng. Nếu quy đổi ra phòng lưu trú thì những dự án này sẽ cung cấp tới 5.600 phòng khách sạn.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có một dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng là InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Dự án Sơn Trà Resort & Spa đã đưa vào hoạt động giai đoạn I, nhưng giai đoạn II chỉ mới xây xong thô thì để nằm rêu mốc suốt mấy năm qua.
Cho đến thời điểm này, số phận những dự án bất động sản du lịch ở bán đảo Sơn Trà vẫn lửng lơ. Một phần là do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để triển khai tiếp như dự án Mercure Sơn Trà Resort và Khu du lịch Bãi Bụt, nhưng mặt khác là do định hướng phát triển bán đảo Sơn Trà vẫn chưa rõ ràng.
Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh là một trong những người kiên quyết phản đối việc xây dựng cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà. Ông cho rằng, các nhà đầu tư ở đây chủ yếu nhắm đến lợi ích từ bất động sản nhưng lại gây tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên.
Vấp phải sự phản đối, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép phát triển các cơ sở lưu trú từ bình độ 100 mét trở xuống, thay vì 200 mét như hiện tại; đồng thời điều chỉnh sáu dự án sang du lịch sinh thái không có lưu trú, xem xét cắt giảm quy mô 10 dự án và không có yếu tố cư trú.
Mặc dù vậy, ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn kiên quyết phản đối, đồng thời khẳng định quyết tâm “bảo vệ báu vật Sơn Trà” theo hướng du lịch sinh thái thân thiện với môi trường.
Khi những tranh cãi về bảo tồn và phát triển Sơn Trà như thế nào vẫn chưa ngã ngũ thì những dự án ở đây sẽ vẫn chỉ nằm trên giấy.
Bên cạnh nội dung về hiện trạng các dự án đầu tư, Đà Nẵng cũng báo cáo chi tiết với Thủ tướng về quan điểm và nguyên tắc phát triển bán đảo Sơn Trà.
Tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng đạt 81% trong nửa đầu năm 2017.
Tính đến cuối năm 2017, dự kiến thị trường Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 3.800 phòng từ 21 khách sạn được khai trương nâng tổng số phòng lên hơn 16.800 phòng, tăng 40% so với năm 2016.
Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 13/6/2017.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.