Sợi POY của Việt Nam bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
Mạnh Trung
Thứ ba, 15/08/2017 - 11:51
Ngoài Việt Nam, biện pháp này còn áp dụng cho Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan.
Nguồn: Internet
Nguồn tin từ Bộ Công thương cho biết, Tổng vụ nhập khẩu của Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ra thông báo số 2017/20 về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sợi bán sản phẩm (POY) nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, biện pháp này còn áp dụng cho Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan.
Theo thông báo trên, sản phẩm sợi POY từ Việt Nam sẽ bị đánh mức thuế 36,28% - mức thuế cao nhất trong những nước bị áp dụng biện pháp. Mức thuế này cao gấp 2 đến 3 lần mức thuế các nước như Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan phải chịu.
Mức thuế chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá áp dụng đối với POY Trung Quốc là 263 USD/tấn, Indonesia là 120 USD/tấn và Maylaysia là 138 USD/tấn.
Trước đó, tháng 2/2017, Tổng vụ Nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với sản phẩm POY từ các thị trường kể trên.
Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ xác định lượng nhập khẩu sản phẩm POY đã tăng hơn 370% giai đoạn 2010 – 2016.
POY là nguyên liệu sợi bán thành phẩm, dùng để sản xuất ra mặt hàng sợi polyester. Trước đó thì sản phẩm polyester của Việt Nam cũng bị đánh thuế chống bán phá giá tại thị trường này.
Các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng gần đây khi Tòa phúc thẩm liên bang ủng hộ quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Sau 120 ngày chịu thuế chống bán phá giá tạm thời, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam sẽ không còn chịu thuế. Các doanh nghiệp cần chủ động xem xét, cân nhắc để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính mình.
Bộ Công thương cho biết chính thức loại bỏ Hồng Kông ra khỏi các nước và vùng lãnh thổ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.