Khởi nghiệp
Startup dạy tiếng Anh Educa nhận vốn 2 triệu USD
Educa thành lập năm 2018, tập trung vào việc giải quyết hạn chế, khó khăn trong việc học Tiếng Anh của đại đa số học sinh Việt Nam.
Educa - startup Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục (Edtech) đã nhận đầu tư 2 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A từ quỹ đầu tư Redefine Capital Fund có trụ sở ở Singapore.
Redefine Capital Fund là quỹ đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD được hậu thuẫn bởi Alibaba và Ant Financial. Redefine Capital Fund chính là nhà đầu tư đứng sau thương vụ 50 triệu USD vào Seedcom (đơn vị đang đầu tư và tham gia vận hành nhiều startup có tiếng tại Việt Nam như The Coffee House, Juno, Haravan,…) hồi cuối năm 2020.
Với việc được rót vốn, Educa sẽ đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu sản phẩm mới hướng tới mục tiêu đạt 2 triệu người dùng trả phí trên tổng thị trường 20 triệu học sinh Việt Nam vào năm 2025.
Ông Trần Đức Hùng - CEO Educa cho biết, ngoài các sản phẩm hiện có, Educa sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các mô hình hiện đại trong lĩnh vực đào tạo Tiếng Anh giúp học sinh Việt Nam có thêm nhiều cơ hội học tiếng Anh dễ dàng và chất lượng.
Đồng thời, Educa cũng hướng đến kế hoạch dài hạn, bắt đầu triển khai quốc tế hóa sản phẩm, tiến sang các thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á.

Educa được thành lập vào năm 2018 với sứ mệnh "Sử dụng công nghệ để xóa nhòa khoảng cách về điều kiện học tập". Doanh nghiệp tập trung vào việc giải quyết hạn chế, khó khăn trong việc học Tiếng Anh của đại đa số học sinh Việt Nam.
Xuất phát từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh chuẩn quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, giúp các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo, đội ngũ sáng lập Educa đã bắt đầu vào xây dựng sản phẩm đầu tiên với tên gọi "Edupia - Tiếng Anh online chất lượng cao cho học sinh tiểu học".
Sau 3 năm ra mắt, Edupia ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với 500.000 người dùng trả phí, trở thành thương hiệu hàng đầu trên thị trường Tiếng Anh online.
Startup hiện xây dựng và phát triển thêm các chương trình tiếng Anh Self-learning dành cho các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mới như Babilala - Chương trình tiếng Anh chuẩn châu Âu cho trẻ từ 3-8 tuổi và chương trình Gia sư trực tuyến Edupia Tutor.
Chuyển đổi số với hóa đơn điện tử
Công viên san hô đầu tiên của Việt Nam lên Shark Tank gọi vốn
Đây là đơn vị được cấp chứng nhận đủ điều kiện cho bộ môn đi bộ dưới đáy biển, cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu công viên san hô.
Dòng vốn ngoại đổ vào các startup giáo dục Việt Nam
Việt Nam hiện nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục (Edtech) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ lên tới 44,3% trong năm 2018.
Shark Hưng quyết rót vốn vào startup CNV Loyalty
CNV Loyalty là nền tảng thiết kế ứng dụng cho doanh nghiệp để chăm sóc khách hàng, có thể mua hàng trực tiếp trên Zalo, nhận ưu đãi, chăm sóc qua Facebook, fanpage...
Mekong Capial rót vốn vào nhà bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Việt Nam
Tính đến hết tháng 6/2021, HSV đang vận hành tổng cộng 105 cửa hàng: 69 cửa hàng The Face Shop, 11 cửa hàng Beauty Box, 7 cửa hàng Club Clio, 6 cửa hàng Adidas và 12 cửa hàng Reebok.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.