Khởi nghiệp
Startup được hỗ trợ tối đa về vốn và thủ tục
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Theo Nghị định 94, Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tạo môi trường nghiên cứu và phát triển, đầu tư kinh doanh thuận lợi tối đa tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm thu hút nhân tài, chuvên gia trong và ngoài nước, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước và từ các nước có trình độ công nghệ phát triển để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất và các thủ tục hành chính thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa và các doanh nghiệp khác có liên quan đặt văn phòng, bộ phận nghiên cứu và phát triển trong Trung tâm để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong Trung tâm.
Dự án đầu tư của cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Trung tâm và dự án đầu tư của Trung tâm thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được hưởng các ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trung tâm, cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Trung tâm được nhận tài trợ, hỗ trợ, vay vốn và bảo lãnh vốn vay của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định chính sách ưu đãi đối với Trung tâm. Về ưu đãi đất đai và tạo mặt bằng hoạt động, Trung tâm được thuê đất trong thời hạn 50 năm trong các Khu công nghệ cao và được miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.
Đối với cơ sở Trung tâm tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, miễn tiền sử dụng hạ tầng cho diện tích đất được thuê nằm trong khu vực phải trả tiền sử dụng hạ tầng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật do nhà nước đầu tư; miễn toàn bộ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí san lấp mặt bằng của dự án đầu tư cơ sở Trung tâm.
Trung tâm được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, hàng hóa nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với cơ sở Trung tâm tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp không quá 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Đối với các cơ sở của Trung tâm ngoài Khu công nghệ cao Hòa Lạc, được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như áp dụng đối với Trung tâm được quy định tại pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trung tâm được tiếp nhận vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của pháp luật về sử dụng vốn ODA không hoàn lại. Trung tâm được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tài trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi thường xuyên, hỗ trợ hoạt động và công tác quản lý, vận hành của Trung tâm.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Trung tâm.
Thêm một startup Việt bắt tay cùng Sơn Tùng M-TP
NextPay muốn huy động 100 triệu USD trước khi niêm yết cổ phiếu
NextPay đang theo đuổi chiến lược xây dựng mạng lưới chấp nhận thanh toán lớn nhất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không tiền mặt trong bán lẻ truyền thống.
Giải pháp chấm công nhận diện khuôn mặt sử dụng AI
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp và có khả năng lây lan trên diện rộng, chấm công nhận diện khuôn mặt sử dụng AI được coi là một giải pháp an toàn nhằm hạn chế rủi ro và nguy cơ lây nhiễm.
Thêm một startup Việt bắt tay cùng Sơn Tùng M-TP
Gần đây nhất, startup Việt - ELSA đã huy động thành công số vốn 7 triệu USD từ Gradient Ventures - quỹ chuyên đầu tư vào Trí Tuệ Nhân Tạo (A.I) của Google.
Lalamove tăng tốc trong mùa Covid-19
Trong thời gian ngắn, Lalamove để lại những con số ấn tượng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, với việc đồng hành cùng 30.000 đối tác tài xế, phục vụ hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 2 triệu đơn hàng được hoàn thành.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
‘Bán’ sản phẩm dịch vụ, ‘nhận’ lại sự hài lòng
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần
Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.