Khởi nghiệp
Startup ứng lương Gimo huy động thành công 4,6 triệu USD
Startup Gimo tham vọng sẽ phát triển một nền tảng tài chính số giúp người lao động quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, không chỉ nhận lương linh hoạt mà còn có thể chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, startup Việt hoạt động trong mảng ứng lương linh hoạt (EWA) là Gimo đã huy động được tổng cộng 4,6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, được dẫn dắt bởi công ty đầu tư mạo hiểm TNB Aura.
Trước đó, TNB Aura cũng là đơn vị từng rót vốn vào Gimo trong vòng hạt giống 1,9 triệu USD do quỹ Integra Partners của Singapore dẫn dắt, cùng với các nhà đầu tư gồm: Resolution Ventures và Blauwpark Partners.
Theo hồ sơ gửi Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore, TNB Aura đã rót tổng cộng khoảng 3 triệu USD vào startup Gimo. Đồng thời Gimo sẽ bổ sung đại diện của TNB Aura và Integra Partners vào ban giám đốc điều hành.
Gimo được biết đến là một fintech với nền tảng ứng lương tức thì cho người lao động Việt Nam, được sáng lập bởi hai doanh nhân 8x là Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Anh Quân vào cuối năm 2019.
Năm 2021, Gimo cũng là 01 trong 4 startup Việt Nam nhận được gói tài trợ 200.000 USD từ chương trình SK Startup Fellowship.

Cụ thể, Gimo cung cấp nền tảng, giúp công ty có thể tính toán lương của người lao động mọi thời điểm, từ đó cho phép người lao động có thể lĩnh lương sớm trước ngày trả lương định kỳ của doanh nghiệp.
Số tiền tạm ứng được tính dựa vào dữ liệu chấm công thực tế của người lao động trong tháng. Và điều quan trọng là mọi giao dịch đều minh bạch, cập nhật theo thời gian thực.
Nhìn chung, cơ hội thị trường dành cho Gimo nói riêng và nền tảng ứng lương tức thì (EWA - earned wage access) hiện vô cùng rộng mở.
Theo Cơ sở Dữ liệu Toàn cầu về Phổ cập Tài chính (Findex) của Ngân hàng Thế giới năm 2017, gần 2/3 người trưởng thành ở Việt Nam không có tài khoản ngân hàng hoặc ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay chính thống, mức cao nhất ở Đông Nam Á.
Họ thường phải tìm đến các dịch vụ tài chính có chi phí cao như các khoản vay ngân hàng số tiền lớn, kỳ hạn dài hoặc vay lãi theo ngày với lãi suất cao để giải quyết nhu cầu chi tiêu khẩn cấp.
Do đó, sự ra đời của các nền tảng như Gimo được kì vọng lấp đầy khoảng trống thị trường bằng cách giải quyết nhu cầu tài chính tức thời của người lao động; đồng thời bảo đảm phúc lợi, giúp họ an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Trong dài hạn, startup này dự kiến sẽ phát triển một nền tảng tài chính số giúp người lao động quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, không chỉ nhận lương linh hoạt mà còn có thể chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.
'3 trong 1' ở The Coffee House
Máy ngủ của người Việt được vinh danh trên đất Mỹ
Frenz Brainband hiện là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đạt được giải thưởng tại CES 2023 - triển lãm lớn nhất thế giới về lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
'3 trong 1' ở The Coffee House
Ông Ngô Nguyên Kha - CEO The Coffee House tin rằng, chiến lược phục vụ cả cà phê ngon, đồ ăn ngon và không gian đẹp sẽ giúp mô hình Signature thành công trong giai đoạn tới.
Tổng giám đốc Gojek Việt Nam: Cửa hàng nhỏ cần nhiều lực đẩy để chuyển đổi số
Với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030, lãnh đạo Gojek Việt Nam tin rằng số hóa là điều cần thiết cho sự phục hồi của nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Fundiin - Phá bỏ giới hạn tài chính tiêu dùng
Dù gần giống như thẻ tín dụng hay nhiều phương thức trả góp khác với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm theo hướng thuận lợi hơn, nền tảng mua trước trả sau Fundiin đã phá bỏ một số giới hạn của lĩnh vực tài chính tiêu dùng truyền thống, với đích đến cuối cùng là đưa tới khách hàng trải nghiệm nhanh nhất, thuận tiện nhất với mô hình ‘không phí, không lãi’.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.