Leader talk
Tác động hai mặt của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến ‘+1’ được yêu thích khi các công ty cung ứng toàn cầu tiến hành dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ Trung Quốc, theo nhận định của ông Chua Hak Bin, Kinh tế trưởng của Tập đoàn Maybank Kim Eng.
Chuyên gia của Maybank Kim Eng nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây nhiều tổn hại cho thương mại và đầu tư toàn cầu, gây nhiều xáo trộn đối với các chuỗi cung ứng.
Hầu hết các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục cơ cấu lại chuỗi cung ứng của họ, áp dụng mạng lưới cung ứng linh hoạt hơn và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các quốc gia ASEAN sẽ có lợi khi các công ty đa quốc gia áp dụng chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ”, ông Chua Hak Bin nhận xét.
Trao đổi tại hội nghị Asia Invest 2019 tổ chức tại Singapore mới đây, kinh tế trưởng của Maybank Kim Eng khẳng định: ""Việt Nam đang nổi lên như một nước hưởng lợi lớn từ sự phá vỡ chuỗi cung ứng tập trung quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay.”
Minh chứng rõ ràng nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và điều chỉnh trong bốn tháng đầu năm nay đạt 7,45 tỷ đô la, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn góp, mua cổ phần trong thời gian này cũng đạt 7,1 tỷ USD, tăng hơn ba lần.
Một số dữ liệu vĩ mô gần đây đã chỉ ra rằng Việt Nam đang hưởng lợi từ sự thay đổi lớn này.
Xuất khẩu tăng trưởng tích cực ở mức 5,1% trong quý đầu năm trái ngược hoàn toàn với sự sụt giảm đang diễn ra ở tất cả các nước còn lại của châu Á, bao gồm Singapore (-8,9%), Thái Lan (-1,6%) và Hàn Quốc (-8,5%), tính theo mệnh giá đô la Mỹ.
Đối với những lĩnh vực thuộc diện bị xem xét và quy định bởi hàng rào thuế quan [cao hơn] áp dụng bởi chính quyền Mỹ lên các sản phẩm từ Trung Quốc, trong đó bao gồm các mặt hàng trong lĩnh vực dệt may, đồ gỗ, các linh kiện máy tính và điện tử, điện thoại.
Các mặt hàng như dệt may, đồ gỗ, các linh kiện máy tính và điện tử, điện thoại thuộc diện bị xem xét và quy định bởi hàng rào thuế quan cao hơn áp dụng bởi chính quyền Mỹ lên các sản phẩm từ Trung Quốc nhưng xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh, cho thấy Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự chuyển hướng nhu cầu và xuất khẩu do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ông Hak Bin chia sẻ.
“Chúng tôi cho rằng FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tăng mạnh và hỗ trợ tăng trưởng GDP trong năm 2019,” vị chuyên gia khẳng định, đồng thời cho rằng ảnh hưởng bất lợi đến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể được giảm bớt do sự dịch chuyển và đa dạng hóa trong hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.
Trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore vẫn là những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam, từ đầu năm 2019, một lượng vốn FDI từ các công ty Trung Quốc được cho là đã chảy mạnh vào Việt Nam.
“Ngay cả khi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung được ký kết trong những tháng tới, các công ty đa quốc gia đang lên kế hoạch đầu tư mới có thể sẽ áp dụng chiến lược “Trung Quốc+ 1” để đa dạng hóa và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước bất kỳ căng thẳng thương mại nào trong tương lai,” ông Hak Bin nói tại Asia Invest 2019.
Mặc dù vậy, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ mang đến những rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Hak Bin, rủi ro thứ nhất đến từ việc xuất khẩu của Việt Nam có thể yếu hơn kỳ vọng, đặc biệt là nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại hoặc nếu nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm hơn so với các dự báo đầu năm.
Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng có thể bị chậm lại do những bất ổn hoặc lo ngại liên quan đến việc xử lý các vụ tham nhũng hay các sai phạm trước đây.
Tiến trình thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước và việc chuyển nhượng đất đai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra, rà soát hay xử lý trong thời gian tới đây.
“Việt Nam cần kiên định tiếp tục đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc mở cửa sâu rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn sẵn có, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài chính trong nước có sự thắt chặt hơn (ví dụ tăng trưởng tín dụng thấp hơn và một số các quy định thắt chặt hơn trong cho vay)”, ông Hak Bin nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, ông khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục các cam kết thoái vốn quyết liệt tại các công ty, ngành nghề không mang tính chiến lược và nâng giới hạn đối với sở hữu nước ngoài tại các công ty nhà nước đã niêm yết.
Đối với chính sách tiền tệ, theo ông Hak Bin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể dần dần chuyển sang việc điều hành chính sách dựa trên quy luật thị trường và quy luật giá, và dần xóa bỏ cách thức điều hành theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng định lượng. Sự thay đổi như vậy sẽ giúp đảm bảo phân bổ vốn hiệu quả hơn và tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân năng động hơn.
Chiến tranh thương mại: Cơ hội hiếm có nhưng khó nuốt với Việt Nam
Trung Quốc khẳng định quan điểm mở cửa giữa chiến tranh thương mại
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện hình ảnh một Trung Quốc cởi mở và không đe dọa đến các nước khác.
Thất nghiệp tại Mỹ thấp nhất 50 năm, thách thức chiến tranh thương mại và Fed
Nền kinh tế Mỹ đang cho thấy sự tăng trưởng đáng kể giữa chiến tranh thương mại và tín hiệu không giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tiến tới bước ngoặt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Những nỗ lực và đánh đổi của cả Mỹ và Trung Quốc trong đàm phán được kỳ vọng sẽ tạo ra thỏa thuận thương mại vào cuối tháng 5 tới.
‘Không nên khuếch đại quá mức ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung’
Các chuyên gia nhận định, nếu khoảng 5 đến 10 năm trước, Việt Nam nghiêm túc hơn trong cải thiện chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn của các nước khó tính nhất thì những hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc ngày hôm nay không thể làm khó các doanh nghiệp Việt. Bài học này vẫn có thể áp dụng được trong thời gian tới.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.