Khởi nghiệp

Tam giác vàng khởi nghiệp tại Đông Nam Á

Việt Hưng Thứ ba, 31/05/2022 - 14:56

Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là một trong ba quốc gia tạo nên "tam giác vàng khởi nghiệp" tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Việt Nam đang trở thành viên ngọc mới của khu vực, khi vươn lên nằm trong bảng xếp hạng cùng với các nước dẫn đầu khu vực như Singapore và Indonesia về hoạt động đầu tư khởi nghiệp.

Cụ thể, các startup Việt Nam đã nhận được mức vốn đầu tư cao kỷ lục 1,4 tỷ USD năm 2021, cao hơn 1,6 lần so với con số 874 triệu USD kỷ lục trước đó vào năm 2019.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp mới thành lập tăng 12,3% so với cùng kỳ và 31,9% so với giai đoạn 2 năm trước.

Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là một trong ba quốc gia tạo nên "tam giác vàng khởi nghiệp" tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - Bộ KH và ĐT khẳng định: "Chúng tôi kỳ vọng các khoản đầu tư sẽ tăng gấp đôi trong 3 năm tới".

Việt Nam sẽ trở thành động lực quan trọng đối với thị trường tiêu dùng của châu Á trong thập kỷ tới khi có thêm 36 triệu người gia nhập tầng lớp tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nội địa có thể lên tới 20%/năm.

Tam giác vàng khởi nghiệp tại Đông Nam Á
Việt Nam nằm trong "tam giác vàng khởi nghiệp" tại Đông Nam Á

Bên cạnh đó, Việt Nam đang có dân số thuộc tầng lớp trung lưu tăng nhất ở Đông Nam Á và ước tính chiếm khoảng 40% tổng dân số hiện nay, cao gấp 4 lần so với năm 2000. Đến năm 2030, con số này có thể đạt 75%.

Lực lượng lao động trẻ và trình độ học vấn cao cũng là điểm hấp dẫn tại thị trường Việt Nam. Hiện tại, 70% dân số trên tổng 98 triệu người có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ biết chữ cũng chiếm 95,4% tổng dân số, thuộc tỷ lệ cao ở châu Á.

Một yếu tố khác góp phần vào tiềm năng của Việt Nam là nhu cầu kỹ thuật số gia tăng mạnh mẽ sau đại dịch. Tính từ thời điểm bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, thị trường đã có thêm 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới, 55% đến từ khu vực phi đô thị.

Tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet năm 2021 Việt Nam được dự báo là 21 tỷ USD - tăng 31% nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2025, nền kinh tế Internet tổng thể có thể sẽ đạt giá trị 57 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 29%.

"Đông Nam Á luôn là khu vực có tiềm năng lớn nhưng việc mở rộng mô hình kinh doanh là thách thức lớn với nhiều người vì tính độc đáo của mỗi thị trường. Nghiên cứu của chúng tôi về các kỳ lân lớn nhất khu vực cho thấy sự kết hợp các thế mạnh độc đáo của Singapore, Indonesia, Việt Nam có thể giúp đổi mới và nâng cao tốc độ tăng trưởng", ông Vinnie Lauria, nhà sáng lập Golden Gate Venture nhận định.

Singapore hiện có 97% người dùng Internet, ứng với lượng người tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số. Tỷ lệ thâm nhập Internet của quốc gia này vẫn ở mức cao nhất trong khu vực. Nền kinh tế Internet của Singapore dự kiến đạt 27 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 16%.

Indonesia cũng là quốc gia được hưởng lợi từ đại dịch. Kể từ thời điểm đại dịch bùng phát cho đến nửa đầu năm 2021, Indonesia ghi nhận 21 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó 72% đến từ khu vực không phải thành phố lớn.

Việt Nam, Indonesia, Singapore là 3 thị trường trò chơi điện tử đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Khu vực này dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 8,5% trong giai đoạn 2022-2027. Năm 2020, doanh thu lĩnh vực trò chơi điện tử đạt gần 530 triệu USD, gấp đôi năm 2015.

Trong khi đó, các nhãn hiệu D2C đã tăng gấp 3 lần số vốn huy động từ nhà đầu tư trong 20 năm, đạt 2 tỷ USD. Tuy vậy, dữ liệu từ Venture Intelligence cho thấy phân khúc này bắt đầu sụt giảm vào năm 2020 khi chỉ huy động được 735 triệu USD, giảm mạnh so với tổng giá trị 1,5 tỷ USD vào một năm trước đó.

Theo các chuyên gia, ngoài công nghệ y tế, công nghệ tài chính và phân tích chuỗi cung ứng tiếp tục là những lĩnh vực lớn trong "Tam giác vàng khởi nghiệp", các doanh nghiệp nên chú ý tới các lĩnh vực quan trọng không kém khác như trò chơi điện tử và D2C (doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đến khách hàng không qua kênh phân phối) vì các lĩnh vực này rất tiềm năng.

Kỳ vọng cao vào nền kinh tế số Việt Nam

Kỳ vọng cao vào nền kinh tế số Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Kỳ vọng cao vào nền kinh tế số Việt Nam

Kỳ vọng cao vào nền kinh tế số Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Ra mắt vườn ươm khởi nghiệp TechYouth

Ra mắt vườn ươm khởi nghiệp TechYouth

Khởi nghiệp -  2 năm

TechYouth Incubator là chương trình ươm tạo startup đầu tiên do sinh viên sáng lập và vận hành dành cho các dự án của người trẻ từ 18 đến 25 tuổi.

TikTok tham vọng tiến vào mảng game di động tại Việt Nam

TikTok tham vọng tiến vào mảng game di động tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  2 năm

Không chỉ TikTok, mà Facebook hay Netflix gần đây cũng đã có những đột phá vào lĩnh vực chơi game trên di động.

Blockchain Việt Nam lọt vào mắt xanh của các quỹ đầu tư

Blockchain Việt Nam lọt vào mắt xanh của các quỹ đầu tư

Khởi nghiệp -  2 năm

Năm 2021 đánh dấu sự thành công của ngành blockchain toàn cầu nói chung khi lượng vốn kỷ lục đổ vào thị trường. Con số 25 tỷ USD, tăng gần 700 % so với 2020 đã chứng minh sức hút của blockchain đối với giới đầu tư, trong khi đó nhiều doanh nghiệp và các quỹ trong nước cũng không đứng ngoài cuộc chơi.

Startup Việt giúp doanh nghiệp tiến vào thế giới metaverse

Startup Việt giúp doanh nghiệp tiến vào thế giới metaverse

Khởi nghiệp -  2 năm

Tại Việt Nam, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực metaverse là chưa nhiều, dù nhu cầu tiến vào “vũ trụ ảo” được đánh giá là rất lớn.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.