Khởi nghiệp
Blockchain Việt Nam lọt vào mắt xanh của các quỹ đầu tư
Năm 2021 đánh dấu sự thành công của ngành blockchain toàn cầu nói chung khi lượng vốn kỷ lục đổ vào thị trường. Con số 25 tỷ USD, tăng gần 700 % so với 2020 đã chứng minh sức hút của blockchain đối với giới đầu tư, trong khi đó nhiều doanh nghiệp và các quỹ trong nước cũng không đứng ngoài cuộc chơi.
Thị trường Việt Nam đang hút các quỹ đầu tư
Việt Nam có thời điểm nổi lên như một hiện tượng blockchain của thế giới, đặc biệt là mảng GameFi, tuy nhiên lý do khiến dòng tiền đổ vào thị trường này không phải ai cũng biết.
Ông Hoài Nam - Nhà sáng lập UB Holding, một trong những cộng đồng đam mê blockchain lớn nhất Việt Nam cho rằng, nước ta đang có nguồn lực to lớn trong mảng này.
"Thế giới đã công nhận Việt Nam là quốc gia thân thiện với blockchain. Ngoài ra, tinh thần khởi nghiệp của các dự án rất lớn, đây là cơ hội để các nhà đầu tư chọn Việt Nam và cũng là cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp tạo lập dự án thành công", ông Hoài Nam chia sẻ.
Tuy nhiên câu chuyện kêu gọi đầu tư không phải việc dễ dàng, quá trình gọi vốn đối với nhiều dự án startup gặp khá nhiều thách thức, đặc biệt trong một thị trường chưa có hành lang pháp lý bảo vệ.
Chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn, ông Nguyễn Thanh Nam - Chủ tịch OneBlock Labs cho biết công ty đã từng giới thiệu gọi vốn cho một vài dự án và nhận được sự đầu tư ở Thung lũng Silicon. Mặc dù phần giới thiệu ban đầu rất tốt, nhưng khi đi vào vận hành đã gặp khó khăn ở các khâu marketing và hoàn thiện sản phẩm.
"Nói vậy để hiểu các quỹ khi đầu tư vào dự án blockchain có xác suất thành công rất thấp, đặc biệt là giai đoạn vận hành, vì vậy khi đánh giá 1 dự án cần quan sát con người trước, sau đó là sản phẩm", ông Thanh Nam nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, khi khởi nghiệp phải đầu tư nghiêm túc, mang theo định hướng dài hạn, thị trường có lúc lên xuống, có thành công có thất bại, nhưng nếu kiên trì đem đến sản phẩm có giá trị, các dự án chắc chắn sẽ thành công.
Đặc thù của các startup blockchain diễn ra rất nhanh, quá trình dường như chỉ tính theo tuần hoặc tháng, đặc biệt là ở những giai đoạn nóng việc gọi vốn ở Việt Nam và trên thế giới khá dễ dàng.
Sau giai đoạn phát triển vừa qua, quy mô các quỹ đầu tư vào dự án blockchain Việt ít nhiều đã có sự thay đổi, bên cạnh đó nhiều ý kiến đánh giá sức hút của các dự án đang có dấu hiệu đi xuống.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Khôi - CEO Koru Capital lại cho rằng quy mô đầu tư vào các dự án blockchain sẽ không giảm, vấn đề là các quỹ chưa tìm được những công ty startup đủ sức hấp dẫn để làm việc.
"Ở Việt Nam các dự án blockchain chất lượng chưa nhiều nhưng chắc chắn sẽ có khi thị trường trong nước trở nên hấp dẫn, cũng như môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đầu tư", ông Khôi chia sẻ.
Cùng với đó là nguồn dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, tham gia Internet và crypto cao. Đây chính là cơ hội cho ngành blockchain Việt Nam xây dựng và phát triển trong tương lai.
Khẩu vị đầu tư trước các xu hướng mới
Các dự án về GameFi, P2E đã khá thành công trên thị trường, hiện tại nhiều dự án blockchain Việt đang hướng tới những trào lưu mới như Web3, Metaverse hay SocialFi và thu hút rất nhiều quỹ đầu tư quốc tế.
Đánh giá về các xu hướng mới này, ông Trần Vinh Quang - Đồng sáng lập, COO Appota Group nhận định, game vẫn sẽ là một phần của blockchain, và GameFi sẽ nhìn thấy những cơ hội đầu tư lớn hơn trong tương lai.
Ngoài GameFi, DeFi còn có NFT, khi tương lai giới trẻ có xu hướng sưu tầm NFT để thể hiện đẳng cấp bản thân thay vì mua nhà, mua xe, mua đất…
"Một yếu tố nữa đó là Central Bank Digital Currency (CBDC), khi crypto được sử dụng nhiều, việc này có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương sở hữu CBDC của riêng mình", ông Quang tiếp tục.
Sự cần thiết của hành lang pháp lý
Mặc dù cơ hội rất rõ và tiềm năng to lớn, tuy nhiên vấn đề hành lang pháp lý chưa có khiến nhiều quỹ đầu tư còn khá rụt rè. Trong giai đoạn vừa qua có nhiều dự án thành công nhưng cũng có rất nhiều dự án bỏ cuộc và gây thiệt hại lớn cho giới đầu tư, hay nói một cách nghiêm trọng là có dấu hiệu lừa đảo.
Chính điều này đòi hỏi cộng đồng yêu thích blockchain cần chung tay thúc đẩy tiến trình ban hành các khung pháp lý một cách nhanh chóng, đảm bảo môi trường phát triển và đầu tư trong sạch, minh bạch hơn.
Không chỉ ở Việt Nam, hiện có rất nhiều quốc gia khác đang gặp phải rào cản vì công nghệ luôn luôn đi trước pháp lý. Rõ ràng pháp lý cần có những cải tiến để có thể theo kịp công nghệ.
Tuy nhiên, chính tiềm năng to lớn lại khiến nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro để rót vốn vào các dự án startup blockchain, sau nhiều thời gian họ rút ra được các kinh nghiệm trong việc chọn dự án.
Chia sẻ thêm về vấn đề lựa chọn dự án, ông Anh Thanh Nam cho rằng điều quan trọng nhất là lựa chọn con người và đội ngũ, sau đó mới là tư duy.
"Về pháp lý, tôi nghĩ chính những đơn vị như Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là cầu nối thúc đẩy để những dự án về blockchain có thể được hợp thức hóa ở Việt Nam", ông Nam nói.
Nước ta đang ở trong giai đoạn blockchain còn rất sơ khai và mơ hồ với phần lớn người dùng. Từ đây cho đến lúc blockchain được phổ cập rộng rãi còn một quá trình khá dài, tuy nhiên với lợi thế nguồn nhân lực trẻ, thông minh và bước khởi đầu ngang với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam sẽ có những bước tiến trong tương lai.
Hiện tại qua trình gọi vốn đối với các dự án lockchain đang khá thuận lợi, tuy nhiên về lâu dài khi hành lang pháp lý được ban hành, việc gọi vốn và thẩm định dự án sẽ có những bước đi chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi các startup cần tạo ra được sút hút mới đối với giới đầu tư.
"Đối với các khoản vốn lớn, các nhà đầu tư lớn sẽ có khẩu vị rất khác, họ không chỉ nhìn dự án mà còn nhìn giá trị mà doanh nghiệp đó có thể cống hiến cho cộng đồng cũng như giúp khoản đầu tư của họ sinh lợi nhuận", ông Khôi chia sẻ.
Bên cạnh đó, các dự án cần xây dựng bộ máy vận hành chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ, quản lý dòng tiền cũng như quản trị rủi ro một cách chuyên nghiệp bài bản, như vậy mới có thể tiếp cận được nguồn vốn mạnh từ các quỹ đầu tư lớn.
Trên thế giới có rất nhiều dự án, nhiều công ty blockchain đã thu hút được các quỹ đầu tư lớn. Có thể kể đến như sàn Coinbase là một trong những công ty blockchain được IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.
Hay như BlockFi hiện tại đang được định giá trên 3 tỷ USD, MagicBox được định giá trên 1 tỷ USD và được dẫn dắt bởi các quỹ đầu tư truyền thống nổi tiếng trong quá trình gọi vốn.
Liệu có thể ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống?
Startup Việt giúp doanh nghiệp tiến vào thế giới metaverse
Tại Việt Nam, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực metaverse là chưa nhiều, dù nhu cầu tiến vào “vũ trụ ảo” được đánh giá là rất lớn.
MoMo giải bài toán nhân lực công nghệ
"Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp vấn đề tương tự Indonesia trong 2-3 năm nữa, do đó việc chuẩn bị đội ngũ cho mục tiêu tăng trưởng - ngày càng lớn là rất quan trọng", ông Thái Trí Hùng, CTO MoMo chia sẻ.
Startup True Platform nhận vốn kỉ lục ngay từ vòng hạt giống
Thương vụ True Platform nhận vốn 3,5 triệu USD mới đây đánh dấu một trong những khoản rót vốn vòng hạt giống lớn nhất từ trước đến nay vào một startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Đông Nam Á.
Liệu có thể ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống?
Blockchain xuất hiện khá sớm ở nước ta, nhiều dự án của người Việt phát hành thậm chí tạo được tiếng vang trên toàn cầu. Tuy nhiên việc ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống vẫn đang còn khá chậm.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?