Tài chính
Tăng trưởng tín dụng 16% năm 2025 không phải là mục tiêu cuối cùng
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tỷ giá.
Trên cơ sở đã hoàn thành
tích cực
các mục tiêu trọng yếu được giao trong năm vừa qua, NHNN sẽ tiếp tục các kế hoạch điều hành chính sách tiền tệ chủ động, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bứt phá trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Cuộc họp được diễn ra ngay sau Hội nghị Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp ngày hôm qua. Tai đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, tạo đà cho các năm tiếp theo đạt mức hai con số.
Đồng thời, Thủ tướng đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực mới trong phát triển đất nước.
![](https://i.ex-cdn.com/theleader.vn/files/content/2025/02/11/1-1203.jpg)
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2024, NHNN tiếp tục chủ động điều hành lãi suất ở mức thấp để định hướng thị trường giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Thị trường ngoại tệ, tỉ giá ổn định. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá.
Trên cơ sở đó, NHNN kịp thời chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tăng hơn 15% so với cuối năm 2023 và đạt mục tiêu đề ra, bổ sung thêm cho nền kinh tế 2,2 triệu tỷ đồng (doanh số cho vay 23 triệu tỷ đồng).
Cập nhật thông tin ngành ngân hàng hồi đầu tháng 1/2025, NHNN cho biết, năm 2024, điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, thách thức về địa chính trị, bộ ba tỷ giá, lạm phát và lãi suất.
Dù vậy, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong năm 2024 đã bảo đảm điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, kiểm soát lạm phát ở mức 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra; góp phần vào tăng trưởng GDP cả năm là 7,09%.
Tích cực tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát thấp hơn mục tiêu 3% đề ra.
Tạo tiền đề bứt phá trong năm 2025
Về giải pháp chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, dự kiến 16%.
Ngoài ra, NHNN cũng chủ động kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần văn bản đề nghị từ các tổ chức tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2025 được NHNN nhìn nhận vẫn có nhiều khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai mạnh mẽ các chính sách thuế sẽ dẫn đến áp lực rất lớn tới các dòng tiền toàn cầu, các dòng đầu tư cũng có thể biến động rất lớn với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, NHNN Phạm Chí Quang cho biết mục tiêu cần phải giữ ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất để bảo đảm mục tiêu kép bao gồm vừa thúc đẩy GDP tăng trưởng hai con số vừa kết hợp kiểm soát lạm phát.
“Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức với NHNN trong thời gian tới. Song với dư địa hiện có và sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan thì có thể kiểm soát được biến động trong thời gian tới”, ông Quang tin tưởng.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tỷ giá.
Tuy vậy, có thể ở giai đoạn tháng 8 - 9, NHNN sẵn sàng mở tiếp về tăng trưởng tín dụng nếu thấy cần thiết để đạt tăng trưởng GDP năm nay là 8% hoặc cao hơn.
Cùng với đó, NHNN cũng sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng…
Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh bơm thanh khoản
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 130.000 tỷ đồng ngay trước Tết nguyên đán
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tích cực bơm ròng sau khi chỉ số sức mạnh đồng đô la Mỹ (DXY) giảm mạnh thời gian qua.
Ngân hàng quốc doanh thể hiện sức mạnh
Nhóm ngân hàng quốc doanh đang cho thấy sức mạnh của các 'đầu tàu' dẫn dắt nền kinh tế khi tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và lợi nhuận.
Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực đội ngũ
Trong hành trình 30 năm dựng xây và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Nâng hạng thị trường chứng khoán mới chỉ là bước khởi đầu
HSBC đánh giá, hoạt động trên các thị trường vốn Việt Nam có tiềm năng phát triển đáng kể, trong đó, việc nâng hạng thị trường chứng khoán mởi chỉ là bước khởi đầu.
Thấy gì từ lợi nhuận hơn 4 ngàn tỷ của Eximbank?
2024, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt mốc kỷ lục 4.188 tỷ đồng, các chỉ số tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng còn đối mặt với nhiều thách thức.
MSB và FMO ký hợp đồng vay 80 triệu USD cho một tương lai xanh
FMO sẽ cung cấp cho MSB khoản vay lên tới 80 triệu USD với thời hạn lên tới 9 năm để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các doanh nghiệp liên quan đến khí hậu.
Saigonbank báo lỗ 114 tỷ đồng
Mặc dù đã cắt giảm 70% chi phí dự phòng rủi ro bất chấp nợ xấu tăng cao, Saigonbank vẫn lỗ trước thuế gần 114 tỷ đồng trong quý IV/2024.
Áp lực đáo hạn trái phiếu hạ nhiệt nửa đầu năm 2025
FiinGroup đánh giá áp lực đáo hạn trái phiếu tương đối thấp trong quý I/2025, nhưng dự kiến sẽ tăng cao trở lại trong nửa cuối năm.
Tăng trưởng tín dụng 16% năm 2025 không phải là mục tiêu cuối cùng
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tỷ giá.
Nâng hạng thị trường chứng khoán mới chỉ là bước khởi đầu
HSBC đánh giá, hoạt động trên các thị trường vốn Việt Nam có tiềm năng phát triển đáng kể, trong đó, việc nâng hạng thị trường chứng khoán mởi chỉ là bước khởi đầu.
Thấy gì từ lợi nhuận hơn 4 ngàn tỷ của Eximbank?
2024, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt mốc kỷ lục 4.188 tỷ đồng, các chỉ số tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng còn đối mặt với nhiều thách thức.
Tài chính xanh: Đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt
Tài chính xanh giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận vốn bền vững, giảm rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế xanh.
Thiên Nga Đen: Xây dựng doanh nghiệp chống chịu rủi ro
"Thiên Nga Đen" phân tích cách doanh nghiệp dự đoán, ứng phó sự kiện bất ngờ, xây dựng mô hình linh hoạt, giảm rủi ro và tận dụng cơ hội từ biến động.
Sự trỗi dậy của hàng ngoại trên các sàn thương mại điện tử
Điều này đang tạo ra thêm thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà bán hàng trong nước.
Vietnam Airlines vào top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới
Ngoài ra Vietnam Airlines lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng “Hạng phổ thông đặc biệt mang lại giá trị tốt nhất”.