Doanh nghiệp
Tập đoàn Hòa Phát đã rót gần 1 tỷ USD vào dự án thép Dung Quất
Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Hòa Phát đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank để đầu tư vào dự án thép Dung Quất.
Báo cáo mới đây của Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đến ngày 30/9, tổng giá trị đầu tư xây dựng tại dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất lên tới 19.802 tỷ đồng, xấp xỉ 900 triệu USD.
Một nửa số tiền đầu tư này được giải ngân trong quý 3 vừa qua, khi giai đoạn 1 của dự án đang đi vào giai đoạn cuối. Hòa Phát dự kiến đưa vào hoạt động dây chuyền đầu tiên tại dự án này vào đầu năm sau.
Toàn bộ dự án tại Dung Quất có quy mô đầu tư khoảng 53.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cố định khoảng 40.000 tỷ đồng, dự kiến được vận hành toàn bộ vào cuối năm 2019.
Để đầu tư vào dự án từ cuối năm ngoái, Tập đoàn Hòa Phát đã phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông để huy động 5.000 tỷ đồng. Hồi tháng 6, báo cáo của Tập đoàn cho biết đã giải ngân 3.549 tỷ đồng từ nguồn này cho dự án Dung Quất.
Theo kế hoạch, một nửa số vốn đầu tư cố định của dự án (khoảng 20.000 tỷ đồng) sẽ được vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Trong 9 tháng đầu năm nay, vay nợ của tập đoàn đã tăng thêm khoảng 9.000 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn.
Một nguồn tin cho biết, hai ngân hàng lớn Vietinbank và Vietcombank là nhà cung cấp tài chính cho dự án này của Hòa Phát. Trong báo cáo gần nhất, Tập đoàn không cập nhật tình hình vay nợ tại hai ngân hàng. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, dư nợ tại Vietinbank đã tăng thêm khoảng 2.800 tỷ đồng và tại Vietcombank là hơ 300 tỷ đồng.
Hiện các tài sản thuộc giai đoạn 1 của dự án Dung Quất bao gồm máy móc thiết bị, quyền lợi phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm và các quyền tài sản khác… đang được thế chấp tại Vietinbank, chi nhánh TP. Hà Nội.
Còn các máy móc thiết bị và nhiều tài sản, quyền tài sản, khoản phải thu thuộc giai đoạn 2 của dự án được thế chấp tại Vietcombank, chi nhánh Thành Công.
Việc tăng vay nợ để đầu tư vào dự án mới, cộng với quy mô vay nợ lớn trước đó để phục vụ nhu cầu vốn lưu động đẩy tổng giá trị các khoản vay ngân hàng của Tập đoàn Hòa Phát lên hơn 22.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 31% tổng tài sản của tập đoàn. Đồng thời chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm cũng tăng thêm 14% lên 394 tỷ đồng.
Trong các quý tới, quy mô vay nợ của Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng khi dự án Dung Quất dần hoàn thiện và đi vào vận hành toàn bộ. Gần đây, Tập đoàn đã thực hiện một giao dịch với nhóm các ngân hàng gồm BNP Paribas, HSBC, MayBank (Malaysia) và hai ngân hàng Trung Quốc là Bank of China và ICBC.
Quy mô của khoản vay không được tiết lộ nhưng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, tập đoàn đã phải thế chấp bằng tài khoản thanh toán nợ mở tại ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Hà Nội.
Dự án Dung Quất có công suất thiết kế 4 triệu tấn thép/năm, gấp đôi công suất nhà máy thép Hải Dương hiện tại của Hòa Phát. Với dự án này Hòa Phát kỳ vọng tiêu thụ 4 triệu tấn thép/năm và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường thép trong nước với khoảng 30% thị phần.
Theo báo cáo, lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Tập đoàn đã bán ra thị trường gần 1,7 triệu tấn thép, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Dự kiến hết năm 2018, con số này sẽ là 2,3 triệu tấn.
Riêng tháng 10 vừa qua, thép xây dựng Hòa Phát cho biết tổng sản lượng bán hàng đạt kỷ lục cao nhất lịch sử với 250.000 tấn, gồm 40.000 tấn thép xuất khẩu.
Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất
Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.