Tập đoàn nước ngoài ồ ạt chạy khỏi Nga

Dung Thùy Thứ ba, 01/03/2022 - 18:47

Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đã liên tục thông báo rút khỏi Nga giữa bối cảnh nhiều lệnh trừng phạt đã được áp dụng lên thị trường này, sau hành động của Nga tại Ukraine những ngày qua.

Số lượng công ty nước ngoài quyết định dừng kinh doanh, hoặc xem xét lại hoạt động kinh doanh tại Nga đang tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn, khi Mỹ cùng các nước phương Tây liên tục thông báo triển khai các biện pháp trừng phạt mới với quốc gia này, như đóng cửa không phận với máy bay Nga, hay loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT.

Tình hình trên khiến các doanh nghiệp nhận thức rõ rủi ro đang tăng lên từng ngày, cả về yếu tố uy tín lẫn tài chính, và buộc phải hành động, dù quyết định rút kinh doanh khỏi Nga đồng nghĩa với việc cắt dòng lợi nhuận từng kéo dài suốt nhiều chục năm qua.

Cuối tuần trước, hãng dầu khí BP của Anh – nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Nga – thông báo cho biết sẽ thoái toàn bộ khoảng 20% cổ phần tại tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft, với mức suy giảm giá trị tài sản tương đương khoảng 25 tỷ USD. Doanh nghiệp quốc doanh của Nga này hiện chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu và khí đốt, khoảng 1/3 sản lượng của BP.

Mới đây, hãng dầu khí Shell cũng có quyết định tương tự khi thông báo dừng quan hệ đối tác với tập đoàn khí đốt quốc doanh lớn của Nga là Gazprom, bao gồm cơ sở sản xuất LNG Sakhalin-II, và dừng tham gia vào Nord Stream 2 – dự án đường ống dẫn khí Đức từng rút khỏi vào tuần trước. Tổng vốn đầu tư của Shell vào hai dự án này đạt khoảng 3 tỷ USD.

Equinor ASA – công ty năng lượng lớn nhất của Na Uy với phần lớn cổ phần chi phối bởi chính phủ - tuyên bố sẽ bắt đầu rút khỏi các liên doanh tại Nga, với tổng giá trị vào khoảng 1,2 tỷ USD.

Sau sự rút lui của các doanh nghiệp trên, Exxon Mobil của Mỹ và TotalEnergies của Pháp hiện là các hãng năng lượng lớn cuối cùng còn có mặt trong hoạt động khoan dầu khí quy mô lớn tại Nga.

Exxon Mobil hợp tác với Rosneft tại dự án Sakhalin-I, cùng các công ty từ Nhật Bản và Ấn Độ. Trong khi đó, TotalEnergies đang nắm giữ lượng cổ phần lớn tại Novatek PJSC – nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga.

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga trở thành thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, với nhiều cơ hội nhờ vào lực lượng tiêu dùng lớn, và tự nhiên nhiều khoáng sản, dầu khí. Sau hơn ba thập kỷ, dòng vốn đang chảy ngược lại sau những hành động quân sự mới đây của Nga tại Ukraine.

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất – quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy cho biết sẽ đóng băng các tài sản của Nga với tổng giá trị khoảng 2,8 tỷ USD, cũng như thông báo sẽ kế hoạch thoái vốn khỏi các tài sản này đến ngày 15/3 tới.

Chưa dừng lại, một số công ty luật và tư vấn lớn cũng đang tính phương án rời Nga nhằm tuân theo các biện pháp trừng phạt. Đơn cử, Baker Mckenzie cho biết đang xem xét lại hoạt động tại Nga, trong khi hãng luật Linklaters ra tuyên bố “đang rà soát lại toàn bộ các công việc liên quan đến Nga”, Bloomberg cho biết.

Các doanh nghiệp bán hàng và có liên doanh tại Nga đang phải chịu áp lực ngày càng lớn, và cũng buộc phải có các động thái rút lui.

Daimler Truck Holding AG – một trong những nhà sản xuất xe tải thương mại lớn nhất thế giới, cho biết sẽ dừng hoạt động kinh doanh tại Nga cho tới khi có thông báo tiếp theo, và có thể rà soát lại mối quan hệ với đối tác liên doanh tại Nga là Kamaz PJSC.

Hãng xe Thuỵ Điển Volvo tuyên bố dừng hoạt động bán hàng và sản xuất tại Nga.

Với những doanh nghiệp chưa thông báo về những hành động tiếp theo, giá cổ phiếu đang ngày càng sụt giảm với tốc độ đáng kể, chưa kể tới việc kinh doanh sắp tới sẽ gặp khó khăn do nhiều ngân hàng Nga đã bị loại khỏi SWIFT và nước này cũng đang áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn.

Tại Nga, trong động thái mới đây, ngân hàng trung ương nước này thông báo tăng lãi suất cơ bản lên hơn gấp đôi, từ mức 9,5% lên tới 20% trong bối cảnh đồng nội tệ xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, nhằm bù đắp rủi ro mất giá đồng ruble và lạm phát.

Cùng với đó, gần 8,8 tỷ USD dự trữ cũng sẽ được tung ra nhằm tăng tính thanh khoản. 


Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  47 phút

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  16 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  18 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  18 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.