Doanh nghiệp
Tập đoàn Thái Lan đầu tư vào 3 dự án điện mặt trời tại Việt Nam
Tập đoàn năng lượng Thái Lan Gulf Energy Development đã chi hơn một nghìn tỷ đồng để mua lại gần 100% cổ phần của 2 dự án điện mặt trời tại Tây Ninh và dự án năng lượng tại Bến Tre.
Gulf Energy Development, tập đoàn năng lượng hàng đầu của Thái Lan, mới đây thông báo sẽ tăng mức nắm giữ cổ phần tại một Nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Tây Ninh lên mức 90%.
Giá trị của giao dịch chưa được tiết lộ và việc chuyển nhượng cổ phần dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý cuối năm nay.
Trước đó, đầu tháng 4 năm ngoái, tập đoàn của Thái Lan đã chi khoảng 366 tỷ đồng để nắm giữ 49% của dự án này. Nhà máy điện mặt trời này có công suất lắp đặt gần 69MW, tổng đầu tư khoảng 65 triệu USD và đã vận hành thương mại đầu tháng 3/2019.

Đây là dự án thứ 3 tại Việt Nam được Gulf Energy Development thâu tóm và nắm giữ gần 100% cổ phần. Hồi tháng 2, tập đoàn này đã nâng tỷ lệ cổ phần tại nhà máy điện mặt trời khác tại tỉnh Tây Ninh lên mức 90% bằng một giao dịch trị giá 256 tỷ đồng.
Trước đó, 49% cổ phần của dự án này được Gulf Energy Development sở hữu từ tháng 5 năm ngoái với số tiền 275 tỷ đồng.
Đây là nhà máy có công suất lắp đặt khoảng 50MW với tổng đầu tư khoảng 50 triệu USD. Nhà máy này đã đi vào vận hành thương mại vào nửa cuối tháng 4 vừa qua.
Tại một dự án năng lượng lớn khác tại tỉnh Bến Tre là Mekong Project, Gulf Energy Development cũng đang sở hữu 95% cổ phần. Nhà đầu tư này đã chi gần 309 tỷ đồng để sở hữu 49% dự án từ tháng 8 năm ngoái và chi thêm 160 tỷ đồng mua thêm 46% vào tháng 4 vừa qua.
Đây là một trong những dự án điện năng lượng tái tạo lớn nhất ở phía Nam với tổng công suất lắp đặt khoảng 340MW, trong đó năng lượng gió chiếm 310MW và năng lượng mặt trời chiếm 30MW. Giá trị đầu tư ước tính khoảng 650 triệu USD.
Nhà máy năng lượng mặt trời 30MW dự kiến hoạt động thương mại vào năm sau trong khi năng lượng gió sẽ vận hành theo 3 giai đoạn và kết thúc vào năm 2023.
Các nhà đầu tư Thái Lan đang ghi dấu trong cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam với việc mua lại cổ phần của nhiều dự án quy mô lớn. Ngoài Gulf Energy Development, tập đoàn B.Grimm Power cũng sở hữu các dự án tại Tây Ninh và Phú Yên.
Cụ thể, năm ngoái B.Grimm Power đã chi khoảng 34 triệu USD để mua 55% cổ phần tại tại Công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh. Công ty này sở hữu dự án điện mặt trời được coi là lớn nhất Đông Nam Á, công suất 420 MW.
Vài tháng sau đó, B.Grimm tiếp tục ký thỏa thuận mua 80% cổ phần tại Công ty cổ phần TTP Phú Yên, chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Phú Yên. Số tiền B.Grimm bỏ ra để mua cổ phần TTP Phú Yên là 32,5 triệu USD
Một công ty Thái Lan khác là Sermsang International đã mua 80% cổ phần dự án điện mặt trời Bình Nguyên có quy mô gần 50MW tại Quảng Ngãi với giá trị là 17,6 triệu USD.
Cho vay dự án năng lượng tái tạo rủi ro nhưng hấp dẫn
Dấu ấn nhà đầu tư Thái Lan trong cơn sốt điện mặt trời Việt Nam
Chính sách mới về điện mặt trời tại Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển dự án, trong đó các doanh nghiệp Thái Lan ghi dấu với nhiều dự án lớn.
Công ty Trung Quốc hưởng lợi từ cuộc đua điện mặt trời tại Việt Nam
Doanh thu của nhà cung cấp pin mặt trời cho dự án điện mặt trời tại Việt Nam đến từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.