Tập đoàn Toda muốn đầu tư điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam

Nhật Hạ Thứ năm, 22/12/2022 - 16:00

Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp vốn cho Tập đoàn Toda để thực hiện các nghiên cứu về tiềm năng điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam, dự kiến trạm đặt máy đo thông tin gió sẽ được đặt tại vùng biển Bình Thuận.

Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Toda. Ảnh: Trang tin Bộ Công thương

Tại buổi làm việc với Bộ Công thương ngày 21/12, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Toda cho biết, Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có tuyên bố chung về hợp tác cùng nhau phát triển mục tiêu trung hòa carbon. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp vốn cho Tập đoàn Toda để thực hiện các nghiên cứu về tiềm năng điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó, tập đoàn này đề xuất được hợp tác với các bộ, ban ngành của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công thương để triển khai dự án này. Theo đó, Tập đoàn Toda muốn xây dựng trạm đặt máy đo thông tin gió tại vùng biển Bình Thuận của Việt Nam nhằm lấy dữ liệu báo cáo cụ thể để đưa ra đánh giá thực tế và đầy đủ về tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn Toda cho biết, hiện nay, Toda có công nghệ xây dựng Turbine điện gió nổi ngoài khơi sâu, đây là công nghệ đặc thù và ít nơi trên thế giới có được. Đồng thời, tập đoàn cũng là đơn vị đầu tiên được cấp phép về sản xuất điện gió nổi ngoài khơi vùng biển sâu tại Nhật Bản.

Công nghệ điện gió nổi ngoài khơi có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, có thể lắp đặt tại các cảng biển hoặc những hòn đảo nhỏ. Tại các vùng biển ở Nhật Bản Toda đang thi công trang trại điện gió, nguồn điện sản xuất tại địa phương không phải nhập khẩu.

Theo đánh giá của Tập đoàn Toda, thực tế công nghệ điện gió nổi ngoài khơi sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam, ngoài ra với các ưu điểm có thể tận dụng nguồn lực có sẵn tại đại phương cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế.

Về phía Bộ Công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, đây chính là tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi, tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam hiện chưa được tiến hành đánh giá đầy đủ và chính xác.

Để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, điện gió và điện gió ngoài khơi đóng vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn điện sạch và bền vững, tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác.

Tuy nhiên, việc khai thác những tiềm năng này còn phụ thuộc vào giá thành sản phẩm, vì mức đầu tư vào rất lớn, nếu công nghệ không thay đổi nhanh để giá thành có thể giảm thì cũng khó có thể được chấp nhận tại Việt Nam. Vì thế, các nhà đầu tư cần nghiên cứu để khai thác tại chỗ và sản xuất tại chỗ để giảm giá thành.

Tập đoàn Toda muốn đầu tư điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Trang tin Bộ Công thương

Theo bộ trưởng, Việt Nam cũng như Nhật Bản đã cam kết tại COP26 về mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Trong kế hoạch từ nay đến 2040, Việt Nam sẽ đẩy mạnh khai thác tiềm năng gió gần bờ, xa bờ để cung ứng cho nhu cầu điện năng của đất nước cũng như để xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam mới có điện gió trên bờ, gần bờ với 4.000MW, dự kiến sẽ phát triển lên 10.000MW vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện tại các thiết bị và linh kiện cho việc xây dựng, lắp đặt điện gió trên bờ vẫn chủ yếu là nhập khẩu nên giá điện từ những nguồn này còn cao.

Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam chủ trương đầu tư và thu hút đầu tư để nghiên cứu sản xuất tại chỗ và khai thác tại chỗ nhằm giảm giá thành về mức hợp lý các nguồn điện gió trên bờ, điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi.

Từ thực tiễn đó, lãnh đạo Bộ Công thương nhấn mạnh khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đề xuất các dự án về nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản xuất thiết bị và tiến hành đầu tư tại Việt Nam.

Về việc xây dựng và lắp đặt hệ thống điện gió trên vùng biển của Việt Nam, bộ trưởng cho rằng, vấn đề này không chỉ liên quan đến môi trường, khai thác tài nguyên mà còn là vấn đề an toàn hàng hải và an ninh quốc gia.

Vì vậy, việc đầu tư và thu hút đầu tư ở khu vực này, Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào cũng đều phải tính toán và cân nhắc để đảm bảo các yếu tố quốc phòng, an ninh cũng như là những đặc thù của mỗi quốc gia.

Theo ông, trong tuyên bố chung giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cũng như trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Công thương và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) về lĩnh vực chuyển đổi năng lượng đã thể hiện rất rõ việc hai bên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hợp tác trong đầu tư, nghiên cứu phát triển năng lượng sạch trong đó có năng lượng gió trên bờ và năng lượng gió ngoài khơi.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã tuyên bố gói hỗ trợ 10 tỷ Đô la cho việc chuyển đổi năng lượng ở châu Á và thống nhất chọn Việt Nam là nước triển khai thí điểm chương trình này nên đề xuất của Toda trong việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng gió và nguồn năng lượng tái tạo khác tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng chung, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Theo đó, Bộ Công thương sẵn sàng hỗ trợ Toda trong việc xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam, cùng với hợp tác nghiên cứu tiềm năng điện gió sẽ là đẩy mạnh hợp tác phát triển nghiên cứu sản xuất hydrogen và amoniac xanh.

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Tiêu điểm -  1 năm
Gần hết hạn chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục đất đai, thi công không đảm bảo quy định Luật Đất đai, chậm tiến độ và tiếp tục xin gia hạn là thực trạng tại một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Tiêu điểm -  1 năm
Gần hết hạn chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục đất đai, thi công không đảm bảo quy định Luật Đất đai, chậm tiến độ và tiếp tục xin gia hạn là thực trạng tại một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ

Tiêu điểm -  1 năm

Gần hết hạn chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục đất đai, thi công không đảm bảo quy định Luật Đất đai, chậm tiến độ và tiếp tục xin gia hạn là thực trạng tại một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điện gió BIM nhận 107 triệu USD từ ADB

Điện gió BIM nhận 107 triệu USD từ ADB

Phát triển bền vững -  1 năm

Nhà máy điện này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng sạch và hành động khí hậu, với việc bù trừ khoảng 215.000 tấn carbon mỗi năm.

Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Các doanh nghiệp châu Âu nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam. Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn".

Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu

Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu

Phát triển bền vững -  1 năm

Tại COP27 ở Ai Cập, có thêm 9 quốc gia bao gồm Bỉ, Colombia, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Anh, Mỹ đã tham gia Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  3 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  3 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều