Phát triển bền vững
Tetra Pak đầu tư 1,2 triệu Euro vào nhà máy tái chế giấy Đồng Tiến
Khoản đầu tư này sẽ giúp nâng cấp và mở rộng năng lực tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại Việt Nam.
Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển và Công ty Giấy và bao bì Đồng Tiến vừa công bố khoản đầu tư trị giá 3,5 triệu euro vào nhà máy tái chế giấy Đồng Tiến.
Cụ thể, tập đoàn Thụy Điển sẽ đầu tư 1,2 triệu euro cho việc lắp đặt một dây chuyền tách giấy hiện đại theo công nghệ của châu Âu tại nhà máy, dự kiến sẽ hoàn tất vào quý IV năm nay.
Đây là lần đầu tiên một công ty cung ứng bao bì nước ngoài đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng năng lực cho ngành tái chế còn đang rất non trẻ tại Việt Nam.
Dây chuyền tách giấy từ vỏ hộp sữa với công nghệ hiện đại này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi công suất tái chế tại Đồng Tiến lên 17.000 tấn/năm.
Đồng thời cho phép tạo ra bột giấy tái chế có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để sản xuất các sản phẩm giấy có giá trị thương mại như giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy viết. Từ đó giúp tăng giá trị thu mua vỏ hộp giấy và thu nhập cho người thu gom.
Ông Eliseo Barcas, Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết: "Việc hỗ trợ xây dựng năng lực tái chế vỏ hộp giấy tại địa phương nằm trong chiến lược hình thành nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon của Tetra Pak trên toàn cầu.
Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của tập đoàn trong việc đồng hành cùng các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống thực hiện trách nhiệm thu gom bao bì sau khi sử dụng".
Với chất lượng bột giấy tái chế được nâng cao, Công ty Đồng Tiến sẽ đầu tư thêm 2,3 triệu Euro vào hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sản xuất giấy kraft – hiện đang rất được ưa chuộng trên thế giới.
“Công ty luôn định hướng hiện đại hóa dây chuyền tái chế giấy để tạo ra các sản phẩm giấy tái chế đạt chất lượng theo chuẩn chung của thế giới, góp phần nâng cao năng lực tái chế chung của ngành cũng như tạo ra giá trị cao hơn cho người thu gom.
Đồng thời kỳ vọng một khi đi vào hoạt động đủ công suất, dây chuyền mới sẽ khuyến khích thói quen thu gom vỏ hộp giấy tại các cơ sở thu gom và người dân, từ đó lan rộng ra toàn xã hội, tạo nguồn cung dồi dào cho việc tái chế vỏ hộp giấy, giúp công ty sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn”, ông Hoàng Trung Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH giấy và bao bì Đồng Tiến cho biết.
Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon, đích đến của Tetra Pak là tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu tái sinh lên tới 100%. Đặc biệt, để hoạt động thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đạt quy mô lớn và rộng khắp, Tetra Pak đang hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như Mega Market để mở rộng các điểm thu gom vỏ hộp giấy trong cộng đồng tại các thành phố lớn.
Bên cạnh 63 điểm thu gom công cộng mà Tetra Pak cùng với các đối tác thu gom đã và đang triển khai tại Việt Nam, công ty cũng hợp tác để đưa vỏ hộp giấy vào danh mục thu gom của ứng dụng VECA trên điện thoại thông minh.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường F&B cùng với nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về việc phân loại và tái chế rác thải đang thúc đẩy nhu cầu tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của công tác tái chế tại Việt Nam là việc thiếu hạ tầng thu gom, cũng như chất lượng nguyên liệu đầu ra còn thấp do công nghệ cũ, dẫn đến sản phẩm tái chế thương mại chưa có giá trị cao.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quy chế về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với rác thải từ sản phẩm của mình, trong đó có bao bì đã được áp dụng từ 1/1/2022, việc phát triển một hệ sinh thái tái chế vỏ hộp giấy hoàn thiện mang ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ quan quản lý Nhà nước.
"Chính phủ mới đây đã đưa ra những quy định mới về môi trường, trong đó các nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm thu hồi và tái chế các bao bì mà họ bán ra thị trường để bảo vệ môi trường và hướng tới xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn.
Do đó, việc một đối tác có tâm huyết và kinh nghiệm như Tetra Pak hỗ trợ xây dựng hạ tầng tái chế và cùng chia sẻ trách nhiệm xây dựng một môi trường bền vững cùng với các nhà sản xuất sẽ giúp các nhà sản xuất xây dựng hình ảnh sản phẩm thân thiện với môi trường trong mắt đối tác và người tiêu dùng, từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường", ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam đánh giá.
Đồng Tiến đang là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có cơ sở hạ tầng đủ năng lực để tái chế hoàn toàn vỏ hộp giấy. Công ty đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thị trường giấy tái chế bền vững.
Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 1)
Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 1)
Truyền thông, giáo dục, lan tỏa thông điệp chung tay vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi người tiêu dùng là bước đi đầu tiên của nhóm doanh nghiệp ngành hàng bao bì chuẩn bị cho thực thi công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Nghề đồng nát sẽ ra sao khi có công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?
Những người hành nghề vệ sinh môi trường là “ô sin” của Việt Nam, đóng góp và hy sinh thầm lặng để làm sạch cho đất nước. Tuy nhiên, không những không được quan tâm đúng mức, họ còn là đối tượng để nhiều người đổ lỗi.
Được người tiêu dùng ủng hộ, lý do nào khiến tỷ lệ tái chế vẫn thấp?
Hơn 75% người tham gia khảo sát cho biết tái chế là lựa chọn đúng đắn để giảm thiểu rác thải, tuy nhiên có nhiều rào cản khiến họ không sẵn sàng thực hiện tái chế hoặc các hành động hỗ trợ tái chế.
Việt Nam liệu đã sẵn sàng cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?
Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) là cái bắt tay của 19 doanh nghiệp hàng đầu để lập ra một tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, trước cả khi dự thảo nghị định về công cụ thu gom, tái chế bắt buộc được ban hành. Đây là minh chứng cho thấy sự sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ này.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.