Phát triển bền vững

Nghề đồng nát sẽ ra sao khi có công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?

Phạm Sơn Thứ bảy, 27/11/2021 - 21:07

Những người hành nghề vệ sinh môi trường là “ô sin” của Việt Nam, đóng góp và hy sinh thầm lặng để làm sạch cho đất nước. Tuy nhiên, không những không được quan tâm đúng mức, họ còn là đối tượng để nhiều người đổ lỗi.

Những người thu gom rác thải đang chưa được xã hội và chính sách quan tâm đúng mức. Ảnh: TT.

Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế và đóng góp tài chính cho thu gom, tái chế, theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Bên cạnh việc đảm bảo hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, công cụ này cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp tái chế và tạo ra sinh kế bền vững cho người lao động chính thức và phi chính thức trong việc xử lý rác thải.

Mặt khác, xây dựng một ngành công nghiệp tái chế và xử lý chất thải bài bản và chuyên nghiệp, người lao động trong lĩnh vực này cũng sẽ được nhìn nhận đúng với vai trò, với sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của họ.

TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty Vietcycle, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh để hiểu rõ hơn về kỳ vọng này.

Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đang gánh phần công việc ngày càng nặng và độc hại, với mức lương vô cùng ít ỏi. Công cụ EPR sẽ giúp ích được gì cho họ?

Ông Hoàng Đức Vượng: Thực sự phải công nhận là công nhân vệ sinh rất vất vả. Lượng rác thải tăng cao thì công việc của họ sẽ tăng lên. Ngoài ra cũng ngày càng có ít người muốn làm nghề công nhân vệ sinh môi trường khiến lực lượng lao động ngày càng mỏng đi.

Thực tế, người công nhân vệ sinh phải kiếm thêm thu nhập bằng cách thu gom và bán lại rác thải có giá trị, bởi chỉ nếu mỗi lương thì họ không sống nổi.

Công cụ EPR được quy định ở điều 54 và 55 ở Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó điều 55 quy định các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng độc hại, khó xử lý, không có giá trị tái chế phải đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường. Nguồn tiền huy động được sử dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp làm về môi trường, xử lý rác thải.

Như vậy, các công ty môi trường đô thị cũng có thể nhận được khoản trợ cấp này, từ đó có thể thêm phần tiền để chi trả lương cho công nhân hoặc trang bị thêm công cụ bảo hộ lao động.

Vậy còn khu vực phi chính thức sẽ được hưởng lợi như thế nào? Vai trò của khu vực này sẽ thay đổi ra sao khi ban hành công cụ EPR.

Ông Hoàng Đức Vượng: Khu vực phi chính thức trong câu chuyện rác thải có rất nhiều thành phần, từ những chị, những cô đi thu gom phế liệu lẻ mà ta quen gọi là đồng nát, ve chai, cho tới những đại lý thu gom. Tại các đại lý, phế liệu được rửa sạch, ép khối và chuyển đến các làng nghề tái chế.

Đóng góp thầm lặng, những người thu gom rác thải sẽ thế nào khi có công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?
Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty Vietcycle, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh.

Theo như tôi ước tính, lao động trong khu vực phi chính thức này có thể lên đến hơn 2 triệu người, tương đương với quy mô lao động ngành dệt may.

Tôi gọi lực lượng này là những người “ô sin” cho Việt Nam. Suốt bao nhiêu năm qua, họ lẳng lặng thu gom rác thải cho chúng ta. Nếu không có họ, rác thải đã ngập lên đến đầu chúng ta rồi. Thế nhưng, họ hầu như bị “bỏ quên”, không được xã hội cũng như chính sách dành sự quan tâm đúng mức.

Khi có công cụ thu gom, tái chế bắt buộc, lực lượng phi chính thức này cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn. Theo đó, doanh nghiệp phải đầu tư các khoản cho các công trình xử lý, thu gom chất thải, đồng thời cạnh tranh nhau trong việc thu gom. Như vậy, giá phế liệu sẽ tăng lên, góp phần tạo thêm thu nhập cho đồng nát, ve chai.

Vai trò của người thu gom phi chính thức cũng nâng cao hơn, do không chỉ đảm nhiệm việc thu gom phế liệu, họ sẽ thu gom cả những rác thải kém giá trị, những loại rác thải trước nay chẳng ai thèm để tâm, nhưng công cụ EPR sẽ áp trách nhiệm cho doanh nghiệp đối với loại rác thải này.

Tuy nhiên, EPR hướng tới việc các làng nghề tái chế sẽ dần dần bị loại bỏ. Bởi vì cơ chế EPR chỉ dành quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp tái chế có giấy phép môi trường, có máy móc, trang thiết bị và đầu ra đạt chuẩn, có đầu tư bài bản về hệ thống xử lý ô nhiễm.

Như vậy, những làng nghề phải lựa chọn hoặc thành lập doanh nghiệp, hoặc chuyển sang chỉ thu gom, phân loại và bán lại cho doanh nghiệp tái chế. Nếu chỉ thu gom thì các làng nghề này cũng không gây ô nhiễm như trước nữa.

Thực tế, việc ngừng tái chế ô nhiễm cũng chính là lợi ích lớn mà cơ chế EPR tạo ra cho người lao động làm việc ở các làng nghề hiện nay, bởi không ai khác, chính họ, gia đình họ là người phải chịu sự ô nhiễm.

Bên cạnh cơ chế EPR, chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ những người lao động đang làm công việc thu gom rác thải, thưa ông?

Ông Hoàng Đức Vượng: Thực tế từ trước đến nay, chúng ta chưa đặt lực lượng thu gom rác thải vào đúng vị trí. Họ không được quan tâm, không được bảo vệ, phải chịu nhiều rủi ro trong nghề nghiệp.

Trong đại dịch Covid-19, người đồng nát, ve chai hay các làng nghề tái chế, do tính chất phi chính thức, cũng rất ít nhận được hỗ trợ, dù công việc của họ cũng hầu như bị đóng băng hoàn toàn trong các đợt giãn cách.

Thu gom đồng nát, phế liệu: Mắt xích yếu thế trong kinh tế tuần hoàn

Công ty VietCycle đang kết hợp cùng với Unilever và Nhựa Duy Tân thực hiện chương trình Hồi sinh rác thải nhựa. Trong chương trình có hoạt động dành cho những người thu gom rác phi chính thức như tuyên truyền an toàn lao động hay phát những phần quà cho người đồng nát, ve chai. Quà nhỏ thôi, chỉ có chai dầu tắm, tuýp kem đánh răng hay chiếc áo phản quang có túi trong, túi ngoài để đựng tiền, đựng điện thoại.

Nhỏ như vậy nhưng họ vui lắm! Vui chẳng phải bởi vật chất, mà bởi vì được quan tâm! Bởi vì trước nay đâu ai quan tâm đến họ, dù họ đang đóng góp rất lớn cho xã hội, đóng góp và hy sinh hơn hẳn chúng ta. VietCycle cũng đang nghiên cứu sẽ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho họ, tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Đối với xã hội, ngoài việc tôn trọng và dành sự quan tâm nhất định cho người thu gom rác, chúng ta cần thay đổi cả cách ứng xử đối với rác thải. Thói quen hiện nay ở Việt Nam là vứt rác vào chung một thùng. Vứt rác vào thùng thôi là đã tốt lắm so với việc ném bừa bãi, vứt lung tung rồi. Tuy nhiên cần phải phân loại, thậm chí phải xử lý sơ, tức là rửa sạch rác tái chế trước khi vứt, giống như nhiều nước phát triển đang thực hiện.

Thay vì kêu ca, thay vì đổ trách nhiệm, mỗi người hãy đóng góp một chút công sức. Chỉ chút nhỏ thôi, môi trường chắc chắn sẽ được cải thiện.

Ông Hoàng Đức Vượng

Chủ tịch Công ty VietCycle, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh

Bởi vì, thử tưởng tượng những thức ăn thừa, sót lại trong vỏ hộp, vỏ chai, qua mấy ngày thôi là mùi kinh khủng. Đến tay người thu gom, xử lý, dù có rửa kỹ đến đâu cũng chẳng hết được mùi.

Tái chế mà dính tạp chất thì sản phẩm tái chế kém chất lượng, thậm chí còn không bán được. Rồi mùi hôi thối bốc lên, ô nhiễm ra đấy, xã hội, báo chí lại xúm vào “dập”, đòi cấm khu vực phi chính thức hành nghề. Nhưng lỗi là do họ, hay lỗi ở chính chúng ta?

Ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối và tác động đến tất cả mọi người. Thay vì kêu ca, thay vì đổ trách nhiệm, mỗi người hãy đóng góp một chút công sức, sau khi có cơ chế EPR là sẽ đóng góp thêm cả tài chính nữa. Chỉ chút nhỏ thôi, môi trường chắc chắn sẽ được cải thiện.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  2 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  2 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  2 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  3 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực