TH Milk lên kế hoạch huy động vốn để mở rộng đầu tư

Minh An Thứ hai, 28/05/2018 - 11:09

Tập đoàn TH đã tiến hành tham vấn các tổ chức tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch huy động vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh sữa của mình từ cuối năm ngoái.

Tập đoàn TH, doanh nghiệp tư nhân đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi đang lên kế hoạch niêm yết mảng kinh doanh này của mình trong 3 năm tới. Đích đến sẽ là sàn chứng khoán Việt Nam hoặc Singapore, bà Thái Hương, nhà sáng lập của tập đoàn cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây.

TH Milk, thương hiệu sữa do tập đoàn sở hữu đang có thị phần sữa tươi lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu từ mảng kinh doanh sữa đạt 1 tỷ USD trước khi niêm yết. Khoản tiền thu về từ IPO sẽ được dùng để đầu tư phát triển thị trường trong nước và mở rộng mảng kinh doanh tại Nga trong tương lai.

Từ quý 4 năm ngoái, TH đã tiến hành tham vấn các tổ chức tài chính để chuẩn bị cho kế hoạch IPO, nhưng hiện vẫn chưa công bố thông tin chi tiết.

Ra mắt vào tháng 10/2009, TH nhanh chóng để lại dấu ấn trên thị trường sữa Việt Nam với chiến lược “True milk – sữa thật”. Doanh nghiệp này chấp nhận đầu tư ban đầu rất lớn để xây dựng vùng thức ăn chăn nuôi, xây dựng đàn bò, sản xuất cho tới hệ thống phân phối, bán lẻ trên thị trường.

Những khoản đầu tư lớn thách thức tham vọng của bà chủ TH Milk

Khoản đầu tư xây dựng nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á giúp TH Milk có những bước phát triển nhanh. Đến năm 2015, TH vươn lên thành doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Hiện tập đoàn đang mở rộng phát triển một số trang trại TH ở các tỉnh: Hà Giang, Phú Yên, Sóc Trăng.... hướng tới mục tiêu đạt quy mô đàn bò sữa là 137.000 con khi kết thúc đầu tư vào năm 2020.

Để vận hành hệ thống kinh doanh trong lĩnh vực sữa, 3 công ty được thành lập gồm: TH Milk Food phát triển trang trại bò sữa và cung cấp nguyên liệu, TH Milk sản xuất ra các sản phẩm sữa và TH Food Chain có nhiệm vụ phân phối sản phẩm.

Hoạt động của 3 công ty này tạo ra chuỗi sản xuất khép kín để sản phẩm sữa của tập đoàn TH có mặt trên thị trường. Bên cạnh việc đưa sữa của mình vào các kênh phân phối truyền thống, TH tự phát triển kênh bán lẻ TH true mart với hệ thống lên tới 200 cửa hàng trên toàn quốc.

Những khoản đầu tư lớn đang thách thức tham vọng trong ngành sữa của bà Thái Hương, nhà sáng lập tập đoàn TH. Tuy nhiên trong cuộc trả lời phỏng vấn trên, bà Thái Hương cho biết, tập đoàn vẫn đang có đủ nguồn lực để phát triển mảng kinh doanh sữa ở trong nước và chưa có ý định tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính ở thời điểm hiện tại.

Một nguồn tin cho biết, bên cạnh nguồn vốn của các cổ đông, tập đoàn nhận được vốn vay từ ngân hàng BIDV và ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), chi nhánh Nghệ An và ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).

TH Milk còn nhận được sự tư vấn đầu tư của ngân hàng Bắc Á, nơi bà Thái Hương là Tổng Giám đốc. Ngân hàng này từng là cổ đông, nắm giữ 7% cổ phần của công ty TH Food Milk theo báo cáo năm 2014.

Ngoài ra, TH Milk còn được hậu thuẫn từ Chính phủ Israel với gói đầu tư trị giá 100 triệu USD. Trong số 3 công ty vận hành mảng kinh doanh sữa, TH Milk Food có vốn điều lệ lớn nhất là 3.800 tỷ đồng, hai công ty còn lại có vốn điều lệ chỉ vài trăm tỷ.

Rõ ràng kế hoạch IPO trong một vài năm tới sẽ giải quyết bài toán nguồn lực tài chính cho mảng kinh doanh sữa đầy tham vọng của tập đoàn cả ở trong nước và nước ngoài.

TH Milk lên kế hoạch IPO huy động vốn để mở rộng đầu tư 1
TH khánh thành trang trại tại Nga đầu năm 2018.

Tại Nga, TH hiện đang thực hiện một tổ hợp sữa và nhiều dự án thực phẩm khác với tổng vốn 2,7 tỷ USD trong 10 năm, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã được triển khai tại Moscow với khoản đầu tư trị giá 500 triệu USD và trang trại đầu tiên đã được khánh thành vào tháng 1 năm nay. Ngoài ra một trang trại bò sữa ở vùng Kaluga đang được tập đoàn này xây dựng.

Để huy động vốn cho các dự án tại Nga, mới đây, tập đoàn TH đã ký thỏa thuận hợp tác với quỹ tài chính RDIF của Nga. Hai bên sẽ cùng đầu tư vào các dự án của tập đoàn tại Moscow và Kaluga với quy mô đầu tư khoảng 633 triệu USD.

Theo giới thiệu của TH, tổ hợp sản xuất tại Nga sẽ lặp lại mô hình ở Việt Nam, bao gồm nhà máy cung cấp thức ăn gia súc, nông trại chăn nuôi, khu chế biến, phân phối và chuỗi các cửa hàng bán lẻ sữa trên toàn quốc. Sản phẩm sẽ được cung cấp cho thị trường Nga vốn đang trong tình trạng thiếu cung.

Một thị trường châu Á khác cũng được tập đoàn nhắm tới là Trung Quốc. Đồng thời, TH cũng muốn in đậm dấu ấn của mình tại các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia và Indonesia, thông qua các đối tác phân phối. Các sản phẩm của TH được cho là có lợi thế khi xâm nhập vào các quốc gia này, nơi có khá đông người Hồi giáo.

Tham vọng vươn ra nước ngoài, song nhà sáng lập của tập đoàn TH vẫn nhấn mạnh trong tâm phát triển của TH Milk là thị trường nội địa với mục tiêu chuyển dịch dần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước sang dùng các sản phẩm sữa tươi.

Gần 10 năm trước, khi TH Milk xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm sữa tươi chỉ chiếm chưa đầy 10%, phần lớn thị trường là các sản phẩm sữa hoàn nguyên. Đến nay sữa tươi đã chiếm khoản 30% thị trường. Năm 2016, TH dẫn một báo cáo của AC Nielsen cho biết, thương hiệu TH Milk đang là số một thị trường sữa tươi với khoảng 45% thị phần. 

Quỹ tài chính RDIF đầu tư vào dự án sữa của tập đoàn TH tại Nga

Quỹ tài chính RDIF đầu tư vào dự án sữa của tập đoàn TH tại Nga

Doanh nghiệp -  6 năm
Theo một trang tin tức của Nga, quỹ đầu tư Russian Direct Investment Fund (RDIF) và tập đoàn TH sẽ liên doanh đầu tư vào các dự án sữa trị giá 633 triệu USD của tập đoàn TH tại Nga.
Quỹ tài chính RDIF đầu tư vào dự án sữa của tập đoàn TH tại Nga

Quỹ tài chính RDIF đầu tư vào dự án sữa của tập đoàn TH tại Nga

Doanh nghiệp -  6 năm
Theo một trang tin tức của Nga, quỹ đầu tư Russian Direct Investment Fund (RDIF) và tập đoàn TH sẽ liên doanh đầu tư vào các dự án sữa trị giá 633 triệu USD của tập đoàn TH tại Nga.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  17 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  9 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  13 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  13 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  16 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.