Phát triển bền vững
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Có gần 50 năm kinh nghiệm sản xuất, phân phối thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc dược liệu nhưng Công ty CP Dược phẩm OPC vẫn gặp không ít thách thức trong việc nghiên cứu, phát triển vùng trồng, chiết xuất, kiểm nghiệm dược chất và tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn để lưu hành trên thị trường.
Theo bà Phạm Thị Xuân Hương, Tổng giám đốc OPC, doanh nghiệp dược liệu phải tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư hơn so với ngành hóa dược nhưng sản phẩm khó phân phối trên thị trường. Hơn nữa, những vụ việc dược phẩm, thực phẩm chức năng giả được phanh phui thời gian gần đây càng khiến ngành dược liệu phần nào đánh mất đi niềm tin từ phía người tiêu dùng.
Chính vì vậy, Công ty OPC cũng như nhiều doanh nghiệp dược liệu khác đặt nhiều kỳ vọng và cam kết đồng hành lâu dài với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu đặt tại Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây.
Đề án đặt mục tiêu phát triển đồng bộ vùng nguyên liệu dược liệu cũng như hệ thống từ chế biến cho đến sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học, từ đó dưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước.
Trong đó, cây Sâm Ngọc Linh, dược liệu đặc hữu của núi Ngọc Linh (thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) cùng một số dược liệu khác có thế mạnh được chọn làm chủ lực, tạo ra thương hiệu và đưa ngành dược Việt Nam trở thành ngành sản xuất giá trị kinh tế cao.
bước đột phá
Bà Hương cho biết, ngành dược liệu chưa có hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, chưa có sẵn chất chuẩn để kiểm nghiệm hiệu quả nên doanh nghiệp dược liệu hầu như phải tự làm, tự đầu tư ngay từ giai đoạn ban đầu, chưa kể đến rủi ro, thách thức liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu.
Chính vì vậy, việc hình thành một trung tâm dược liệu với sự tham gia của cả chính quyền, doanh nghiệp lớn cho đến nhà khoa học và bà con nông dân được lãnh đạo Công ty OPC nhìn nhận tích cực, như một lực đẩy giúp ngành dược liệu tiến nhanh hơn trên con đường phát triển.
“Đây là một chiến lược đúng đắn, vì nếu để riêng lẻ từng doanh nghiệp đầu tư thì rất khó hình thành một chuỗi giá trị bài bản”, bà Hương nói tại hội nghị triển khai Quyết định số 463 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco, đánh giá, thị trường dược liệu Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển bởi mức chi cho các sản phẩm dược phẩm, bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam mới chỉ bằng chưa đến ½ trung bình thế giới, trong khi dân số đang tăng cao và có dấu hiệu già hóa.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những cái nôi của đông y, sở hữu hệ thống dược liệu đa dạng bậc nhất thế giới cũng như kho tàng các bài thuốc hữu ích đến từ 54 dân tộc anh em.
Với những tiềm năng đó, ông Văn tin tưởng, việc hình thành trung tâm dược liệu tại tỉnh Quảng Nam sẽ là nền tảng hình thành chuỗi giá trị bài bản cho ngành dược liệu, bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu phát triển, chọn tạo giống, phát triển vùng trồng cho đến chế biến sâu và thương mại hóa, là tiền đề phát triển công nghiệp dược liệu, hướng đến dung lượng thị trường nội địa có thể lên đến 20 tỷ USD, chưa nói tới xuất khẩu.
Đưa công nghệ vào dược liệu cổ truyền
Khẳng định cam kết đầu tư dài hạn với đề án xây dựng trung tâm dược liệu tại Quảng Nam, Giám đốc Công ty OPC cho biết sẽ triển khai bài bản một hệ thống gồm định hình lại vùng trồng dược liệu, xây dựng nhà máy chiết xuất cũng như các kho chứa, kho lạnh bảo quản dược liệu, dược chất.
Đặc biệt, một trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được OPC đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Theo bà Hương, trung tâm R&D đóng vai trò xác định hoạt chất và cơ chế tác dụng, là cơ sở khoa học khẳng định chất lượng của sản phẩm dược liệu.
Cùng với đó, công nghệ sinh học, công nghệ giống được công ty nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhằm tạo ra quy trình thông suốt, từ việc canh tác, thu hái đúng phương pháp cho tới sản xuất và kiểm định, giúp dược phẩm có thể truy xuất nguồn gốc một cách dễ dàng.
Đây là những tiền đề giúp dược phẩm và sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, trong bối cảnh thị trường đang hoang mang trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả xuất hiện tràn lan.
Cùng chung định hướng, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Tập đoàn Thaco), cũng mong muốn thiết lập một chuỗi giá trị dược liệu ứng dụng công nghệ cao với đề án xây dựng trung tâm dược liệu tại Quảng Nam.
Vị tỷ phú gốc Huế cho biết, Thaco có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết lập các chuỗi giá trị ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất ô tô, cơ khí, logistics và mới đây là ngành nông nghiệp.
Trên cương vị một doanh nghiệp lớn đang đầu tư tại Quảng Nam, Tập đoàn Thaco sẽ đầu tư một cách bài bản cho hệ sinh thái dược liệu công nghệ cao. Bên cạnh đó, dự án khu công nghiệp chuyên biệt về nông, lâm nghiệp đang được doanh nghiệp này đề xuất thực hiện cũng hứa hẹn sẽ là mảnh ghép quan trọng cho trung tâm dược liệu Quảng Nam.
Kiến tạo giá trị lan tỏa
Nói về quyết định dấn thân vào ngành dược liệu, ông Dương cho biết, dù đã thành công với ô tô, cơ khí, đóng góp tích cực cho ngân sách, tạo công ăn việc làm nhưng thiếu sót của Thaco là chưa hình thành được hệ sinh thái lan tỏa cho cả những doanh nghiệp nhỏ, bởi các lĩnh vực này đòi hỏi nhiều điều kiện về vốn, công nghệ.
Chúng tôi tâm đắc khi phát triển ô tô, cơ khí, logistics thì có đóng góp tích cực cho địa phương nhưng để lan tỏa cho doanh nghiệp nhỏ thì chưa làm được. Với ngành dược liệu, Thaco có thể tạo giá trị lan tỏa đến từng người nông dân, mời gọi doanh nghiệp nhỏ cùng tham gia nghiên cứu, phát triển sâu hơn.
Ông Trần Bá Dương
- Chủ tịch Tập đoàn Thaco

Ông Dương kỳ vọng, Thaco sẽ khắc phục được thiếu sót này thông qua ngành công nghiệp dược liệu vốn phải dựa rất nhiều vào cộng đồng địa phương. Với nguồn lực của Thaco, một hệ sinh thái đa dạng sẽ được kiến tạo, hứa hẹn mở ra cơ hội cho cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ và những hợp tác xã, nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Còn trên cương vị là những doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu, chiết xuất, chế biến dược liệu, Traphaco và OPC đều mong muốn liên kết chặt với bà con nông dân về phát triển vùng trồng và sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với điều kiện nông dân canh tác dược liệu đúng quy trình kỹ thuật được doanh nghiệp hướng dẫn.
Ông Văn cho biết, Traphaco hiện đang sở hữu mô hình liên kết đang được áp dụng cho nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm việc ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, kết hợp với nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để tạo quỹ xoay vòng vốn, tài trợ cho bà con về giống và công nghệ.
Trong mối liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để giải quyết những bài toán khó nhất là đảm bảo đầu vào và đầu ra cho dược liệu.
Tuy nhiên, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân có thể tương đối lỏng lẻo. Thực tế chỉ ra nhiều trường hợp nông dân và doanh nghiệp dù đã có liên kết, ký hợp đồng bao tiêu nông sản nhưng hợp đồng vẫn bị hủy do cam kết không rõ ràng và hai bên chạy theo cái lợi trước mắt.
Chính vì vậy, về phía OPC, bà Hương đề nghị chính quyền địa phương tham gia tích cực vào mối liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân để tạo sự yên tâm và gia tăng tính cam kết cho nông dân.
Bên cạnh đó, Giám đốc Công ty OPC cũng đề xuất chính quyền liên kết chuỗi giá trị dược liệu gắn với thương mại hóa và du lịch. Bởi, dược liệu có thể ví như những sản vật quý của vùng miền, địa phương, gắn với bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, có thể được xúc tiến và đưa vào quảng bá trong du lịch để tạo giá trị cộng hưởng.
Đây cũng là tiền đề giới thiệu dược liệu Quảng Nam, dược liệu Việt Nam cho bạn bè quốc tế, từ đó đưa dược liệu ra thế giới, trở thành những sản phẩm có thương hiệu, có giá trị.
Ghi nhận những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, đề án xây dựng trung tâm dược liệu tại Quảng Nam chỉ là điểm khởi đầu nhưng chứa đựng rất nhiều kỳ vọng, động lực phấn đấu và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Đặc biệt, đề án cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phó thủ tướng đề nghị Quảng Nam phối hợp với các địa phương lân cận và các doanh nghiệp để cùng nhau “nhìn xa”, “làm lớn”, tạo ra sự cạnh tranh cho dược liệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhà máy chế biến hoa quả và dược liệu Vân Hồ: Điểm tựa mới cho người nông dân Sơn La
Người đam mê sưu tầm và bảo tồn cây dược liệu quý
Để trả “món nợ” cho người dân Tây Nguyên, ông Năm Khoa phát triển các vườn dược liệu để tạo thêm công ăn việc làm ổn định.
Cận cảnh các loại sâm, dược liệu quý hiếm của đại ngàn Kon Tum
Triển lãm sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác vừa khai mạc tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum ngày 4/9.
Quảng Nam thúc tiến độ loạt dự án của Thaco
Tỉnh Quảng Nam nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của Tập đoàn Thaco trên địa bàn, với quyết tâm tháo gỡ giải phóng mặt bằng, phê duyệt giá đất.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.