Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Tập đoàn THACO đang lên kế hoạch khảo sát, đầu tư dự án tổ hợp nhà máy tuyển bauxite và chế biến Alumin trị giá khoảng 50.000 tỷ đồng tại tỉnh Lâm Đồng.
Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) xây dựng chiến lược mở rộng đầu tư lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản để làm nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp của doanh nghiệp này, đặc biệt về các nguyên liệu liên quan đến nhôm. Theo đó, Lâm Đồng, một trong những địa phương nhiều khoáng sản (đặc biệt là bauxite) và đang thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, được THACO chọn là điểm đến.
Cụ thể, THACO đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương cho nghiên cứu và khảo sát đầu tư tổ hợp nhà máy tuyển bauxite và chế biến Alumin, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp và dự án sinh thái phát triển kinh tế - xã hội khác sau khai thác.
Tổ hợp gồm: nhà máy tuyển quặng bauxite quy mô 500ha (công suất 3,25 triệu tấn quặng tinh/năm), nhà máy Alumin quy mô 500ha (công suất 1,3 triệu tấn/năm), nhà máy sản xuất nhôm quy mô 150ha (công suất 300.000 tấn/năm) đặt tại huyện Bảo Lâm. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 50.000 tỷ đồng.
Dự kiến khu vực quặng bauxite thuộc các xã Lộc Tân, Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm), xã Đambri và phường Lộc Phát (TP. Bảo Lộc) với tổng trữ lượng khoảng 573 triệu tấn quặng thô trên tổng diện tích khoảng 108km2 (đáp ứng nhu cầu của dự án hơn 30 năm).
THACO cho biết, trong quá trình triển khai dự án, sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển các dự án ngành công nghiệp, dịch vụ thuộc lợi thế của THACO như: nông nghiệp, năng lượng tái tạo và sinh thái phát triển kinh tế - xã hội khác… trình UBND tỉnh cho phép triển khai sau khi hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trường.
Tập đoàn này cũng thông tin, dự án sẽ mang lại 3.000 tỷ đồng/năm cho ngân sách địa phương.
Mới đây, liên ngành sở tại đã cho ý kiến ban đầu đối với đề xuất dự án của THACO. Theo đó, thống nhất đề xuất UBND tỉnh xem xép chấp thuận THACO tự bỏ kinh phí nghiên cứu, khảo sát đầu tư tổ hợp nêu trên.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khi tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đề nghị nhà đầu tư giảm thiểu tối đa diện tích đất trồng lúa, đất rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên.
Theo Sở Công thương, nếu được tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, đề nghị THACO đặc biệt lưu ý một số khu vực xã Lộc Tân thuộc đất quốc phòng.
Bên cạnh đó, ý kiến từ UBND huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc cho biết, quy hoạch vùng huyện Bảo Lâm và quy hoạch sử dụng đất đến 2030 thì dự án này không có (hoặc địa phương không quy hoạch khai thác khoáng sản).
Đồng thời, báo cáo của nhà đầu tư chỉ mang tính khái quát sơ bộ, không xác định được ranh giới, vị trí, do đó kiến nghị nhà đầu tư phải làm rõ thêm tác động của dự án liên quan đến sử dụng đất của người dân, vấn đề an sinh, đặc biệt là nguồn nước ngầm/nước mặt.
Một vấn đề khác, theo Sở Tài nguyên và môi trường, do đề xuất của THACO mới ở giai đoạn ý tưởng, nên khi lập dự án cần loại trừ phần diện tích các dự án bauxite đang triển khai, các dự án đã được phê duyệt. Lưu ý dự án liên quan khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Mới đây, như TheLEADER thông tin, TKV đã đề nghị tăng công suất tổ hợp tổ hợp alumin Lâm Đồng lên 800.000 tấn alumin/năm.
Cụ thể, tổ hợp bauxit-nhôm Lâm Đồng (với mục tiêu khai thác quặng bauxite tại các mỏ khu vực Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng sản xuất ra alumin (dùng cho sản xuất nhôm kim loại) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu) có công suất: 650.000 tấn alumin/năm, tổng mức đầu tư khoảng 15.414 tỷ đồng.
Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 20-30% tổng mức đầu tư dự án (còn lại là vốn vay). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2006 - 2013. Dự án đã được hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào vận hành sản xuất. Lũy kế đến hết năm 2020, dự án sản xuất được khoảng hơn 4,4 triệu tấn alumin. Phần lớn xuất khẩu (khoảng 97%), đến các thị trường Ấn Độ, Trung Đông (UAE), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan ...
Từ khi đi vào vận hành sản xuất (tháng 10/2013 đến 31/12/2020), doanh thu của dự án đạt khoảng 32.500 tỷ đồng (riêng năm 2020 khoảng 4.870 tỷ đồng).
Theo Viện Khoa học công nghệ mỏ - Vinacomin), tổng trữ lượng, tài nguyên địa chất của 3 mỏ bauxit khu vực dự án (vùng Lâm Đồng) còn lại đến 31/12/2020 là khoảng 643 triệu tấn quặng nguyên khai, hoàn toàn đáp ứng cho sản xuất alumin trong nhiều năm tới.
Các dự án khai thác, chế biến bauxite tại Nhân Cơ (tỉnh Đắk Nông) và Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) là 2 dự án thí điểm, thực hiện theo chủ trương của Bộ Chính trị. Đây là các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng bauxite tại Việt Nam từ hơn 10 năm nay.
Theo phương án đầu tư, dự án Tân Rai có thời gian lỗ kế hoạch trong 4 năm đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2016, đã phát sinh thêm thuế xuất khẩu alumin 2%, giá tính thuế tài nguyên bauxit của tỉnh Lâm Đồng tăng từ 140.000 đồng/tấn lên 170.300 đồng/tấn quặng nguyên khai, qua đó làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Dự án Tân Rai có giá trị thực hiện là 15.218 tỷ đồng, không vượt tổng mức đầu tư được duyệt (15.414 tỷ đồng).
Tính đến tháng 9/2016, sau 3 năm hoạt động, tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng thua lỗ khoảng 3.700 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.