Sở hữu trí tuệ

Thăng hạng bản quyền 30 lần: Đột phá lớn của bóng đá Việt Nam

Minh Nhật Thứ tư, 16/11/2022 - 17:03

Theo thỏa thuận, FPT Play sẽ trả tới 2,5 triệu USD/mùa giải, tương đương với hơn 60 tỷ đồng cho bản quyền truyền hình của V-League kể từ mùa giải 2023.

Nền bóng đá Việt Nam đã được khán giả đánh giá cao rất hơn nhiều trong thời gian vừa qua (Ảnh: VTV)

Bản quyền của V-League đã đạt con số kỉ lục, tăng 30 lần so với hợp đồng trước đây. Tuy nhiên, để thăng hạng được giá trị hợp đồng bản quyền, bóng đá Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, nỗ lực và thay đổi.

Không đảm bảo được quyền lợi cho các câu lạc bộ do bản quyền thấp

Ở các nước có nền bóng đá phát triển, bản quyền truyền hình các giải đấu đem lại một nguồn thu lớn. Tuy nhiên, trước năm 2010 ở Việt Nam, bản quyền các giải đấu gần như là món hàng “cho không, biếu không” khán giả.

Trước đây, ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), đã trăn trở rất nhiều khi VPF không thể đảm bảo quyền lợi cho các câu lạc bộ (CLB) sau mỗi mùa giải, và một trong những nguyên nhân chính ở đây là tiền bán bản quyền các giải đấu quá thấp.

Từ năm 2010 đến nay, V-league đã chứng kiến nhiều lần các CLB không tham gia được các giải đấu, môt số đội bóng phải giải thể, không thể áp dụng công nghệ VAR trong giải đấu, tất cả chỉ vì thiếu tiền!

Tuy nhiên từ năm 2018, sau khi đội tuyển U23 giành huy chương bạc châu Á, các trận đấu của V-League trở nên đông khán giả hơn, các doanh nghiệp vì thế cũng tìm đến bóng đá để quảng bá thương hiệu.

V-League đã nâng tầm giá trị lên rất nhiều trong mắt người hâm mộ, và đó cũng chính là lí do bản quyền truyền hình giải đấu này cũng trở thành tâm điểm được nhiều đơn vị săn đón.

Còn nhớ năm 2017, hợp đồng bản quyền giữa VPF và Next Media chỉ trị giá 2 tỷ VNĐ/năm. Sau hợp đồng 5 năm, Next Media đã mất bản quyền phát sóng về tay FPT với giá trị bản quyền lên đến 62 tỷ đồng/năm, tăng giá trị hơn 30 lần so với hợp đồng cũ.

Việc bản quyền truyền hình V.League tăng giá trị lên tới hàng chục lần là một tin rất tốt đối với ban tổ chức nói chung và các đội bóng tham dự nói riêng. Với số tiền lên tới hơn 60 tỷ/mùa, các đội tham dự V.League sẽ được VPF giải ngân một số tiền lớn. Khoản tiền này sẽ giúp các đội trang trải và giảm bớt áp lực về tài chính, qua đó phần nào giảm thiểu nỗi lo các đội bỏ giải vì thiếu tiền.

Quyền lợi mới, trách nhiệm mới

Ngày 1/11/2022, VPF và FPT Play đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược, hướng tới mục tiêu nâng tầm nền bóng đá Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Thăng hạng bản quyền 30 lần: Đột phá lớn của bóng đá Việt Nam
VPF và FPT Play ký kết hợp tác (Ảnh: FPT)

Theo đó, VPF sẽ cùng FPT Play thúc đẩy phát triển hình ảnh và khai thác thương mại 3 giải đấu hàng đầu mà VPF đang quản lý, tổ chức và điều hành, bao gồm Giải Vô địch Quốc gia (V-League 1), Giải Hạng nhất Quốc gia (V-League 2) và Cúp Quốc gia trong 5 mùa giải liên tục, từ 2023 đến 2027, trên đa nền tảng.

Tất cả trận đấu trong khuôn khổ các giải đấu trên sẽ được FPT Play tường thuật trực tiếp trên các hạ tầng: mặt đất, cáp, vệ tinh, IPTV, Internet, di động, trình chiếu công cộng và khai thác trên mạng xã hội…

Ông Hoàng Việt Anh, Tổng Giám đốc FPT Telecom, khẳng định: "Kỳ vọng lớn nhất của chúng tôi là muốn đồng hành cùng các tuyển thủ Việt Nam và màu cờ sắc áo trên mọi hành trình. Chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của bóng đá Việt Nam trong những năm trở lại đây, chúng tôi càng có niềm tin rằng FPT Telecom nói chung và FPT Play nói riêng đã quyết định đúng khi kiên trì đầu tư tâm sức, với tình yêu lớn dành cho môn thể thao vua".

Tổng giám đốc VPF, ông Nguyễn Minh Ngọc cũng chia sẻ: “Vấn đề khai thác bản quyền truyền hình và tối đa hóa khai thác thương mại là một xu thế tất yếu, phù hợp với mô hình tổ chức của các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới. Do đó, hợp tác chiến lược giữa VPF và FPT Play mang tính đột phá, hứa hẹn sẽ mang lại ưu thế trong công tác quảng bá và nâng cao giá trị, tầm vóc của các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia”.

Theo ông Ngọc, sự hợp tác giữa hai đơn vị sẽ mang đến cho nền bóng đá Việt Nam một bước tiến mới, đặc biệt là thành công giải quyết vấn đề nan giải về bản quyền truyền hình của các giải đấu quốc nội.

Nhờ hợp tác lần này, VPF đã có thêm nguồn tài chính dồi dào để có thể sớm thực hiện những kế hoạch nâng tầm chất lượng giải đấu.

Cụ thể, VPF và FPT Play đã bắt đầu triển khai những bước đầu tiên trong quá trình đưa công nghệ VAR áp dụng tại Việt Nam, trong đó gồm khâu mua sắm thiết bị và lên phương án đào tạo trọng tài đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, VPF cũng hỗ trợ, tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi cho các câu lạc bộ.

Câu chuyện giá trị bản quyền của V-League cao kỷ lục thời gian gần đây mang lại ý nghĩa lớn cho nền bóng đá Việt Nam.Theo VTC News, giá trị bản quyền truyền hình của V-League có thể dao động tăng, giảm trong những giai đoạn tiếp theo, nhưng khó có chuyện quay trở về mốc thấp hơn 30 lần như trước đây. Điều đó có nghĩa là VPF hoàn toàn có thể mơ tới những con số lớn hơn trong tương lai.

Nhưng đồng thời, bản hợp đồng trị giá hơn 300 tỷ đồng này cũng đặt ra cho VPF, cũng như Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) những thách thức, trách nhiệm lớn. Vì vậy, bộ máy điều hành bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo chất lượng của các CLB và giải đấu, sao cho tương xứng với con số đó.

Bản quyền truyền hình là một trong những thước đo quan trọng cho thấy sức hút và giá trị của một giải đấu, một nền bóng đá lớn đến đâu. Bản hợp đồng kỷ lục này là một cột mốc, chưa phải vạch đích. VFF, VPF vẫn cần những chiến lược dài hơi để hướng tới những con số lớn hơn trong tương lai.

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thể thao điện tử và sở hữu trí tuệ

Thể thao điện tử và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Về mặt kinh tế, năm 2022, ngành công nghiệp thể thao điện tử dự kiến sẽ tạo ra 1,38 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2021. Với quy mô ngày càng lớn, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề đáng quan tâm.

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.

Vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan trên thị trường xe và phụ tùng xe máy

Vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan trên thị trường xe và phụ tùng xe máy

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Chỉ riêng 10 tháng đầu tiên của năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 292 trường hợp bán hàng giả, hàng nhái xe máy và phụ tùng xe máy, đặt ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong thị trường này.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  9 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  9 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  11 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  12 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  14 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  15 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".