Tiêu điểm
Thanh toán không tiền mặt dẫn dắt sự phục hồi ngành F&B
Sự phục hồi của ngành F&B có liên quan mật thiết tới lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là hình thức thanh toán không tiền mặt đang lên ngôi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp F&B cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng trong 2 năm dịch 2020 - 2021. Mãi đến quý 1 năm 2022, thị trường F&B mới thực sự hồi phục trở lại.
Theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo tính đến hết quý 1/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với quý 4/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách nội địa ước đạt 26,1 triệu lượt người trong 3 tháng đầu năm. Kéo theo đó, F&B - một trong những ngành đầu tiên hưởng lợi nhờ du lịch cũng nhanh chóng nhộn nhịp trở lại.
Sự phục hồi của ngành F&B có liên quan mật thiết tới lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là hình thức thanh toán không tiền mặt đang lên ngôi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Trong hội thảo về Thực phẩm và đồ uống, Mastercard đã chia sẻ khảo sát "Chỉ số thanh toán mới 2021", trong đó 84% người tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy việc tiếp cận các hình thức thanh toán mới nổi của họ đã tăng lên đáng kể.
Trong khi đó, có đến 88% đã sử dụng ít nhất một loại hình thanh toán mới nổi trong năm ngoái. Có tới 2/3 số người được khảo sát, trong đó có 75% thuộc thế hệ Y (những người sinh năm 1981 - 1996), chia sẻ rằng họ đã thử các phương thức thanh toán mới mà họ nghĩ rằng mình sẽ không sử dụng nếu không có đại dịch.
Ở Việt Nam, theo số liệu được thống kê trên mạng lưới đối tác F&B của Payoo, các nguồn thanh toán phổ biến là Thẻ (thẻ nội địa và thẻ quốc tế) chiếm 85 %, QR code qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng chiếm 15%.
Trong nguồn thanh toán thẻ, hình thức thanh toán không tiếp xúc (contactless) có xu hướng tăng cao. Quý 1/2022, thanh toán không tiếp xúc chiếm khoảng 38% trên khối lượng và 33,5% theo giá trị giao dịch.
Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 4/2022, thanh toán không tiếp xúc đang chiếm đến gần 44% tổng khối lượng giao dịch và chiếm gần 40% giá trị giao dịch.Trong khi đó, con số này ở quý 4/2021 lần lượt là 27% và 28%.
Dễ thấy tại quầy thanh toán của các nhà hàng, quán ăn hiện nay chấp nhận rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau.
Người dùng có thể thanh toán bằng ví điện tử của MoMo, Moca, ShopeePay… hay quét QR Code của các ứng dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán thẻ truyền thống cũng được triển khai.
Do các yêu cầu về thanh toán điện tử tại quầy tăng cao, Payoo cho hay đã triển khai phương thức này cho nhiều chuỗi lớn hiện nay như Haidilao, Jollibee, Highlands Coffee, Gongcha…
Tại những mô hình toàn diện, khách hàng có thể thanh toán bằng bất kỳ phương thức thanh toán nào: Thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR của hơn 40 ngân hàng và ví điện tử phổ biến trên thị trường, và cả các phương thức thanh toán mới nổi như thanh toán không tiếp xúc.
Ông Ngô Trung Lĩnh, CEO Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) chia sẻ: "Do những giới hạn của đại dịch, người dân đã buộc phải sử dụng các phương thức thanh toán mới, dần dần trở nên yêu thích và hình thành một "thói quen số". Do đó, việc các doanh nghiệp chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán số, thanh toán toàn diện không chỉ là bước "đi trước, đón đầu" nữa mà đã là yêu cầu cấp thiết để đa dạng hóa kênh bán hàng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và vững vàng đón nhận các thách thức khác trong tương lai".
3 xu hướng marketing chủ đạo trong năm 2022
3 xu hướng marketing chủ đạo trong năm 2022
2022 vẫn sẽ là một năm khó lường và bí ẩn. Bởi vậy, thật khó để các doanh nghiệp thực hiện được một kế hoạch marketing vừa tối ưu lại vừa linh hoạt.
Công suất phát biến động mạnh, điện tái tạo đang thách thức hệ thống điều phối
Việc thiếu ổn định về công suất phát điện từ điện gió dẫn tới khả năng hỗ trợ tăng cường phát điện cho hệ thống điện quốc gia hiện nay chỉ ở mức thấp, gần như không đáng kể.
Doanh số bán ô tô tăng mạnh sau dịch
Kết quả kinh doanh của ngành ô tô mới đây đã cho thấy sự chuyển động tích cực, với doanh số bán hàng trong tháng 3 tăng tới 60% so với tháng trước, theo dữ liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics
Chi phí logistics tăng cao chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang là thách thức đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.