Giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics

An Chi Thứ bảy, 30/04/2022 - 10:41

Chi phí logistics tăng cao chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang là thách thức đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Ngành dịch vụ logistics cần có những thay đổi lớn để thích hợp trong giai đoạn mới

Theo báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh thành, trên cả nước hiện có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp.

Nghiên cứu của Bộ Công thương cũng cho thấy, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics tăng và đạt 3,34 điểm so với 3,27 điểm của năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 chỉ số logistics của thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14 - 16% trong một năm.

Thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài, áp dụng công nghệ mới, thương mại điện tử.

Hiện nay số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam đã tăng từ con số 37.000 năm 2017 lên 41.000 năm 2020 và đang tiếp tục phát triển sang các lĩnh vực vận chuyển, lưu kho, thông quan và phân phối giao nhận. 

Năm 2022, ngành logistics Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực về sự phát triển, tuy nhiên, khó khăn và những nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam, sự tắc nghẽn của vận tải đường bộ, thiếu hụt container, thiếu chỗ và giá cả “leo thang” của vận tải đường biển đang là những khó khăn rất lớn đối với ngành này.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện giá cước vận chuyển từ châu Á đi Mỹ bằng đường hàng không đã tăng lên hơn 10 lần. Trong đó, chi phí logistics chiếm tới 20 -25% đã bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu. 

Không chỉ chi phí logistics quốc tế tăng cao, thông tin từ Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, chi phí logistics nội địa chiếm tỷ lệ quá cao trong giá thành sản phẩm (30% giá thành nông sản, 12% giá thành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ...). 

Chi phí logistcis đang là một trong những thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á.

Chi phí logistics đội giá lên nhiều lần được cho là do sự đứt gãy chuỗi cung ứng vì dịch bệnh cũng như xu hướng thương mại toàn cầu đang thay đổi. Chi phí logistics của Việt Nam tăng rất cao do các tuyến hàng container đều nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp trong nước lấy được một phần nhỏ thị phần này thì giá sẽ không tăng cao như hiện nay. 

Căng thẳng địa chính trị và giá dầu thế giới tăng cũng dẫn đến chi phí vận tải, logistics tăng mạnh. Mặt khác, thủ tục hành chính phức tạp, chậm chễ, kéo dài thời gian của doanh nghiệp là một trong nhiều yếu tố làm chi phí tăng lên.  

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Trước thực trạng này, để tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics và nền kinh tế, các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có giải pháp kéo giảm chi phí vận tải.

Ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong cho rằng, để thuận lợi trong quá trình hợp tác, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, áp dụng công cụ quản lý mới, số hoá, giúp quá trình hợp tác đầu tư thuận lợi, tiết kiệm thời gian. 

Cùng với đó, cần có cơ chế để tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp, thành tố trong chuỗi cung ứng, như hải quan, cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… giúp giảm thời gian giao nhận hàng, từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển. 

Ông Kim Sam Mo, Tổng giám đốc Công ty Kukdong Logistics, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hàn Quốc tại Việt Nam cũng kiến nghị Việt Nam nên hình thành hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử). 

Trong đó, các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất để giúp các doanh nghiệp khi tiếp nhận thông tin nhanh chóng, qua đó giúp việc xử lý nghiệp vụ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. 

Bên cạnh đó, ông Mo cũng kiến nghị Chính phủ tiêu chuẩn hoá dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hoá, thống nhất hệ thống thu phí, giúp nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp. 

Tiêu chuẩn hóa hạ tầng logistics đang là vấn đề cấp thiết với các doanh nghiệp. Đơn cử như các chi phí phát sinh tại cảng Hải Phòng như phụ phí xếp dỡ cho tất cả các tàu quốc tế không được áp dụng đồng nhất. Hay các công ty vận tải biển và các bến cảng khác nhau được tính với mức giá khác nhau. 

Chính sự không đồng bộ này đã gây ảnh hưởng tới các kế hoạch tài chính của công ty cho các chi phí hậu cần. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp còn do dự cho các hoạt động hậu cần trong tương lai.

Ngoài ra, theo ông Mo, Việt Nam cần có chính sách để thu hút FDI vào ngành logistics. Các cơ quan quản lý cần nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào ngành logistics Việt Nam.

Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhìn nhận, thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài và áp dụng công nghệ mới.
Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam

Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhìn nhận, thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài và áp dụng công nghệ mới.
Logistics miền Tây sẽ phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tới

Logistics miền Tây sẽ phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tới

Tiêu điểm -  2 năm

Nhận định này được đưa ra bởi ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thành phố Cần Thơ, khi nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất cao nhưng logistics chưa đáp ứng được.

T&T Group và đối tác Singapore nghiên cứu đầu tư dự án logistics trên 70 ha tại Long An

T&T Group và đối tác Singapore nghiên cứu đầu tư dự án logistics trên 70 ha tại Long An

Tiêu điểm -  2 năm

Ngày 25/2, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tới Singapore, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ký kết và trao biên bản ghi nhớ với Tập đoàn YCH (Singapore) về nghiên cứu cơ hội hợp tác đầu tư và triển khai dự án logistics có quy mô trên 70 ha tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là bước tiếp nối thành công sự kiện khởi công dự án Siêu cảng - Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc vừa được T&T Group và YCH tổ chức vào cuối năm 202

Nghịch lý ngành logistics

Nghịch lý ngành logistics

Tiêu điểm -  2 năm

Trong khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp khó do giá thuế container thì các doanh nghiệp logistics nội địa lại "ngậm ngùi" nhường thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Dồn lực cho dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ

Dồn lực cho dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ

Tiêu điểm -  2 năm

Trung tâm logistics Cái Mép Hạ sẽ là một trạm trung chuyển hoàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới cùng với chức năng của một khu thương mại tự do.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.