Tiêu điểm
Tháo ‘vòng kim cô’ cho sáng tạo giúp Việt Nam chuyển đổi số
Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế số, Việt Nam vẫn chưa thể khai thác hiệu quả do còn thiếu luật pháp bảo vệ những người sáng tạo trong tương lai.
Theo TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS), kinh tế nền tảng thực ra là một sân chơi cho các thực thể hoạt động. Lịch sử của kinh tế thế giới đã trải qua nhiều sân chơi mà mỗi sân chơi lại mang một lõi công nghệ riêng.
Đơn cử như sân chơi nông nghiệp dựa trên các tài nguyên hoàn toàn mang tính tự nhiên trong khi nền kinh tế công nghiệp là sân chơi của máy móc, của loại hình tổ chức mới tập trung hơn với mức độ chuyên môn hóa cao hơn.
Sân chơi hiện nay ngày càng được nhìn thấy rõ hơn là sân chơi của kinh tế kỹ thuật số với hai yếu tố lõi là Internet và dữ liệu, trong đó dữ liệu phải được tập hợp, phân tích để đưa ra quyết sách kinh doanh, tạo ra các hành vi kinh tế.
“Kinh tế kỹ thuật số là việc chúng ta sử dụng các công nghệ mới giúp các nguồn lực vật lý được tận dụng hiệu quả hơn, thậm chí hơn rất nhiều nền kinh tế công nghiệp do sự lan tỏa thông tin không gặp trở ngại về biên giới cứng. Lợi ích của kinh tế số là khiến chi phí giao dịch của rất nhiều ngành tiến dần về 0”, ông Sỹ Thành phân tích tại tọa đàm chính sách “Tầm nhìn cho Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số” tổ chức bởi Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP).
Lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh mới
Theo ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Venture Management Consulting Group, nhà đồng sáng lập Strategy Academy, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong chuyển đổi số, trong tiến trình bước vào kỷ nguyên số như lượng dân số trẻ, được tiếp cận và kết nối trên mạng Internet sớm; sự quyết liệt của Chính phủ, của các đơn vị thể hiện qua các sự kiện, hội thảo cho thấy sự thay đổi về nhận thức.
Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể tư duy chuyển đổi số từ trên xuống dưới và có thể sử dụng ngay những thứ có sẵn, không cần thiết phải lập tức tạo ra những công nghệ mới.
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, cho biết lợi thế của Việt Nam trước hết nằm ở chất lượng nguồn nhân lực.
Theo đánh giá của một số doanh nghiệp thành viên như Apple hay Google, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về phần viết ứng dụng bán trên các cửa hàng ứng dụng thuộc nền tảng Android hay IOS. Thị trường Việt Nam cũng được đánh giá cao trong khu vực xét về khía cạnh nguồn nhân lực thuộc thị trường nào có thể tải nhiều ứng dụng lên nền tảng và có nhiều giao dịch nhất.
“Chỉ là điều kiện khởi nghiệp, điều kiện kinh doanh của họ kém quá nên họ mới phải chạy sang Singapore để làm”, ông Tú Thành chia sẻ.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn là điểm sáng tại Đông Nam Á khi độ tiếp cận công nghệ, thích ứng với công nghệ của người dân ở mức cao, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của các nền tảng như Facebook, Google tại khu vực.
Pháp luật phù hợp sẽ “tháo vòng kim cô” cho sự sáng tạo
Theo ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu các giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), mấu chốt của quá trình dịch chuyển sang kỷ nguyên số là các quyền như tự do kinh doanh, tài sản hay mới nhất là tài sản dữ liệu, hợp đồng giao dịch được xã hội bảo vệ.
Nếu quá trình bảo vệ được diễn ra nghiêm túc và nghiêm khắc, những cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội sẽ tự thích nghi, chớp được cơ hội nhờ việc được thử nghiệm.
Chia sẻ đồng quan điểm, người sáng lập và cố vấn trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành đánh giá Việt Nam có tiềm năng về con người nhưng cho đến nay vẫn chưa được khai thác bởi vấn đề về môi trường pháp lý – môi trường được tạo ra để con người ứng xử, tạo ra hành vi.
“Khi làm việc cá nhân hoặc được đặt vào một môi trường khác cho phép khai thông về năng lực thì tự nhiên người Việt trội lên ngay. Sáng tạo không phải bước đầu tiên là năng lực trong não của những cá nhân kiệt xuất mà phải là việc khơi và tháo bỏ những rào cản của các cá nhân”, ông Đức Thành chia sẻ.
Các công nghệ mà Việt Nam muốn theo đuổi, muốn vượt lên và muốn sở hữu trước hết cần phải có luật pháp bảo vệ những người sẽ sáng tạo trong tương lai – những người cần được đảm bảo có nguồn lực khổng lồ như thời gian, trí tuệ, sự nỗ lực của một tập thể cũng như cần được bảo vệ thành quả của sự sáng tạo.
Những điều này chỉ luật pháp mới có thể bảo vệ thông qua bảo vệ quyền. Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa ý thức rõ về các vấn đề quyền con người, như quyền tài sản mà một trong những tài sản lớn nhất là sở hữu trí tuệ, vị cố vấn trưởng VEPR nhấn mạnh.
Ông Đức Thành nhấn mạnh: “Hơn bao giờ hết, trong kỷ nguyên số mang lại nhiều cơ hội cho lớp trẻ và ngay cả những người không còn trẻ, Việt Nam cần phải chuẩn bị nền tảng về pháp luật, pháp lý, xã hội và nếu được bảo vệ, năng lực trí tuệ của người Việt sẽ bùng nổ”.
Gam màu hồng của nền kinh tế số
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.