Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá từ 52 – 271% và thuế chống trợ cấp từ 68 – 542% với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, từ 9/6 tới.
Ngày 20/5 theo giờ Mỹ, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ đã ban hành kết luận về mức độ thiệt hại của ngành sản xuất nội địa Mỹ do pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Cụ thể, cơ quan này xác định rằng, ngành công nghiệp của Mỹ bị thiệt hại đáng kể từ việc nhập khẩu trên khi các sản phẩm được bán tại Mỹ với giá thấp hơn mức giá hợp lý.
Theo quy trình, Bộ Thương mại Mỹ sắp tới sẽ ban hành chính thức lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm pin năng lượng nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Campuchia. Dự kiến, lệnh chính thức sẽ được ban hàng ngày 9/6/2025.
Trước đó, vào cuối tháng 4, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ các thị trường trên.
Trong đó, với Việt Nam, mức thuế của từng sắc thuế cũng dao động từ 52 – 271% (đối với thuế chống bán phá giá) và từ 68 – 542% (đối với thuế chống trợ cấp).
Phóng viên TheLEADER đã liên hệ với Jinko Solar Vietnam và Vsun - hai doanh nghiệp nằm trong danh sách chịu thuế theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ - thông qua email nhưng không nhận được câu trả lời.
Trao đổi với TheLEADER, luật sư Trương Tử Long, Chuyên gia chính sách phát triển bền vững CTCP Sáng tạo xanh Việt Nam (Green In), cho biết, trong nhiệm kỳ trước, với quan điểm thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, chính quyền của cựu Tổng thống Biden đã miễn thuế đối với tấm pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam, Campuchia, Malaysia, và Thái Lan trong vòng 2 năm kể từ tháng 06/2022.
Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu tăng chóng mặt về năng lượng mặt trời của thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, khi ông Donald Trump lên nắm quyền trở lại và phát động cuộc chiến thương mại tiếp theo với Trung Quốc, cùng với quan điểm trái ngược hoàn toàn trong phát triển năng lượng và khí hậu, động thái áp mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp rất cao đối với pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam và một số nước là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân là bởi đây là ngành tiêu biểu cho mối lo ngại của ông Trump về việc hàng hóa Trung Quốc được “tráng men” tại các thị trường khác để xuất khẩu vào Mỹ.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 24/4 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với các cơ quan của Mỹ để cùng giải quyết các vướng mắc, đảm bảo xem xét các thông tin liên quan một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Qua đó, tạo thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.
Theo luật sư Long, nhìn chung, việc bị áp thuế sẽ là một đòn giáng mạnh, gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ thẩm thấu của từng doanh nghiệp sẽ rất khác nhau bởi sắc thuế bị áp của từng doanh nghiệp là khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu tra cứu các mã HS Code – mã số của hàng hóa xuất khẩu – của các mặt hàng nằm trong diện điều tra của Bộ Thương mại Mỹ có thể thấy trong đó không chỉ có pin năng lượng mặt trời, mà còn gồm 14 hàng hóa khác như máy phát quang điện một chiều, máy phát quang điện xoay chiều (mã 8501); Ắc quy trì – acid (mã 8570). Do đó, các doanh nghiệp đang sản xuất những mặt hàng này cũng cần lưu ý mức thuế bị áp.
Trong bối cảnh bị áp thuế cao, theo ông Long, các nhà sản xuất sẽ tìm cách quay trở về thị trường Việt Nam hoặc tìm kiếm thị trường khác, gia tăng tính cạnh tranh trong cuộc chơi pin năng lượng mặt trời.
Với định hướng thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh mới đây, công suất điện mặt trời tăng khoảng 25 – 30% trong giai đoạn từ nay đến 2030, từ đó, kéo theo nhu cầu lắp đặt điện mặt trời trong thời gian tới sẽ tăng trưởng. “Đây là cơ hội mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt”, ông Long khuyến nghị.
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ nổi lên mạnh mẽ hơn, vụ việc này tiếp tục là hồi chuông thúc giục chuỗi cung ứng của Việt Nam phải minh bạch hơn.
Theo PGS.TS Phan Hữu Nghị, Đại học Kinh tế quốc dân, doanh nghiệp cần chủ động chứng minh xuất xứ hàng hóa, truy xuất chuỗi cung ứng - một vấn đề được Mỹ đề cao khi so sánh với Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình đàm phán với Việt Nam.
Doanh nghiệp cần từng bước đầu tư công nghệ chuyển đổi số, đa dạng hóa đầu vào, tránh những rủi ro về xuất xứ như vụ việc pin năng lượng này.
"Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, nhất là nguyên liệu nguồn gốc từ Trung Quốc hay ngoài ASEAN, phải nghiên cứu chuyển đổi trong sản xuất nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ và không bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Mỹ có một thị trường nhập khẩu rất rộng với nhiều quốc gia, nên các quốc gia và doanh nghiệp không thể không xem lại quy trình sản xuất hướng đến minh bạch trong xuất khẩu", ông Nghĩa phân tích.
Trao đổi với TheLEADER, lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng đồng tình rằng, giải pháp quan trọng trong thời gian tới là cần quản lý chặt hơn chuỗi cung ứng cũng như nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu.
Điều này giúp tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, một vài doanh nghiệp trong một vài ngành ảnh hưởng tới hình ảnh của cả nền kinh tế.
“Việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam cần được quản lý tốt hơn để gia tăng sự minh bạch. Không có minh bạch, không có niềm tin thì mức thuế đối với sản phẩm Việt Nam sẽ vẫn cao mãi”, vị này nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Việt Nam chắc chắn vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ Trung Quốc nhờ môi trường chính trị ổn định, nền tảng tăng trưởng kinh tế tích cực, cũng như thể chế, môi trường kinh doanh đang không ngừng cải thiện.
Tuy nhiên, thương mại toàn cầu đang được định hình lại vừa là áp lực, vừa là cơ hội để Việt Nam mạnh dạn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi hơn cho mình. Theo ông Long, luật chơi mới đó là các FDI phải chấp nhận sử dụng chuỗi cung ứng nội địa, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và tích cực chuyển giao công nghệ, kiến thức, mô hình quản trị cho Việt Nam. Với xu hướng này, chuối cung ứng của Việt Nam sẽ trọng về chất hơn là về lượng như giai đoạn trước đây.
Luật sư Long cho rằng giải pháp chính sách cho tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa đã được Chính phủ và phái đoàn đàm phán thương mại với Mỹ xác định và thông điệp khá rõ ràng. Đó chính là phải cải thiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tăng cường minh bạch hóa quy trình sản xuất.
Vừa qua, Bộ Công thương cũng đã triển khai siết chặt quy trình cấp C/O nhằm tránh rủi ro gian lận xuất xứ. Đồng thời, việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cao hơn trong thời gian tới cũng cần được thể chế hóa cụ thể để các doanh nghiệp, nhất là FDI nắm bắt triển khai.
Ngoài ra, với định hướng thay đổi tư duy quản lý nhà nước từ “tiềm kiểm” sang “hậu kiểm”, đòi hỏi các chế tài xử phạt (cả hành chính và hình sự) phải nghiêm minh hơn đối với các hành vi sai phạm trong việc cấp C/O và hành vi gian lận xuất xứ.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây về phát triển kinh tế tư nhân đã định hướng rõ, trong thời gian tới, cần phải tận dụng dòng vốn FDI để gia tăng nội lực cho doanh nghiệp nội địa thông qua chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, thức đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu và dần có vai trò dẫn dắt chuỗi cung ứng của các ngành nghề quan trọng.
Đây sẽ là lực đẩy giúp ngành năng lượng tái tạo nói riêng và các ngành khác nói chung phát triển mạnh mẽ và minh bạch hơn, luật sư Long nhấn mạnh.
Trong kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam trong khoảng 52,54 – 120,3%. Cá biệt, mức thuế sẽ là 271,28% đối với các doanh nghiệp được cho là không hợp tác với cơ quan của Mỹ.
Cụ thể, có 9 doanh nghiệp chịu mức thuế suất chống bán phá giá 77,12%, bao gồm Blue Moon Vina, Boviet Solar Technology, Elite Solar Technology, Letsolar Vietnam, Mecen Solar Vina, Nexuns Vietnam, Trina Solar Energy Development, Vietnergy and Tainergy Tech và Vietnam Sunergy (VSUN).
Jinko Solar chịu mức thuế suất là 120,38% còn JA Solar Vietnam chịu mức thuế suất thấp nhất, 52,54%.
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, nhận định, mức thuế chống bán phá giá của Việt Nam bị đẩy lên cao do Mỹ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Do đó, phía Mỹ đã sử dụng giá trị thay thế của nước thứ ba để tính toán.
Với vấn đề chống trợ cấp, theo kết luận từ Mỹ, hai công ty bị đơn bắt buộc chịu mức thuế chống trợ cấp từ 68,15 và 230,66%, lần lượt là JA Solar Việt Nam (cùng các bên mà doanh nghiệp này có sở hữu chéo khác là JA Solar PV Việt Nam; JA Solar NE Việt Nam) và Công ty Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời BoViet.
Bốn công ty không hợp tác điều tra sẽ phải chịu mức thuế là 542,64%, bao gồm GEP New Energy Việt Nam, HT Solar Việt Nam, Năng lượng mới Thịnh Thiên Việt Nam (Shengtian New Energy Vina) và Công ty Dịch vụ thương mại năng lượng xanh Việt Nam.
Các công ty còn lại sẽ chịu mức thuế 124,57%.
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Những cuộc gọi lừa đảo hóa đơn điện, nước xuất phát từ thực trạng lọt, lộ dữ liệu cá nhân từ những thông tin cơ bản như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.
Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức phải khắc phục bằng được tồn tại hạn chế để tiếp tục đầu tư, đi vào hoạt động cuối năm 2025, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt xử lý các hành vi tạo giá ảo, đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để giảm giá nhà, đặt mục tiêu mọi người dân đều có chỗ ở.
Sầu riêng gặp khó khăn khi xuất khẩu, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và môi trường cơ cấu lại ngành hàng và diện tích trồng sầu riêng theo hướng bền vững.
Chiều 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng.
Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Phó chủ tịch Eurowindow Holding, đã đưa ra bốn kiến nghị cụ thể xoay quanh những điểm nghẽn pháp lý và thực tiễn, vốn đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Khu phố thương mại Valley Town tại Thanh Xuan Valley không chỉ gây ấn tượng từ vẻ đẹp kiến trúc và cảnh quan, mà còn kế thừa cốt lõi văn hóa Địa Trung Hải: đề cao tính cá nhân hóa, kết nối cộng đồng và khả năng sống - kinh doanh song hành trong cùng một bất động sản.
Những cuộc gọi lừa đảo hóa đơn điện, nước xuất phát từ thực trạng lọt, lộ dữ liệu cá nhân từ những thông tin cơ bản như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.
Sự kết hợp giữa năng lượng trẻ, kinh nghiệm dày dặn và hỗ trợ từ đối tác uy tín chính là những trợ lực giúp Tokyo AA tạo dấu ấn, chinh phục thị trường bất động sản, dù chỉ là một nhà phát triển bất động sản mới.
Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức phải khắc phục bằng được tồn tại hạn chế để tiếp tục đầu tư, đi vào hoạt động cuối năm 2025, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo.
Trong thời đại mà các quyết định đầu tư không chỉ dựa trên lợi nhuận, ngày càng nhiều người ưu tiên lựa chọn gắn liền với giá trị sống. Họ tìm đến The Ocean Resort Quy Nhon để sống trọn vẹn – nơi mỗi khoảnh khắc đều nuôi dưỡng thân – tâm – trí và mở ra một nếp sống sâu lắng, đầy ý nghĩa.
Không ít doanh nghiệp dù đã lớn mạnh vẫn mắc kẹt trong hình ảnh cũ kỹ, không còn tương xứng với tầm vóc và buộc phải bước vào cuộc tái định vị thương hiệu.