Bất động sản
Thị trường condotel tê liệt
Chỉ có khoảng 120 giao dịch trên tổng số nguồn cung hàng chục nghìn sản phẩm trên thị trường.

"Đây là con số cực kỳ thấp và đáng báo động", là nhận định của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam về số lượng căn hộ du lịch (condotel) tiêu thụ được cả năm 2020.
Với 120 căn bán được, tỷ lệ hấp thụ chỉ chiếm 0,7% nguồn cung của cả thị trường. Trong 9 tháng đầu năm, thị trường hầu như đóng băng và đến ba tháng cuối cùng trong năm đã có dấu hiệu phục hồi nhưng lượng giao dịch cũng không đáng kể.
Đối với biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse, tình hình cũng không khả quan hơn khi nguồn cung năm 2020 đạt gần 15.000 sản phẩm, trong khi đó, tỉ lệ hấp thụ chỉ xấp xỉ 8%.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang suy giảm mạnh. Sức cầu chung trên toàn thị trường duy trì ở mức rất thấp và chưa có sự thay đổi đột biến trong ngắn hạn.
Ngoài nguyên nhân do thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 thì vấn đề về pháp lý chưa được tháo gỡ chính là điểm nghẽn lớn trên thị trường. Chính điều này đã tạo nên tâm lý không tin tưởng, không hấp dẫn để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
Theo đó, trong năm 2020, du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Hiệu quả kinh doanh ngành du lịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bất động sản du lịch năm 2020 kém hiệu quả trong việc thu hút đầu tư.
Mặt khác, khung pháp lý cho loại hình condotel vẫn chưa thực sự rõ ràng khiến khách hàng, nhà đầu tư trên thị trường bất động sản quay lưng lại. Các cơ quan chính quyền địa phương chưa có động thái gì đáng kể, đặc biệt là các vấn đề về pháp lý nên chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào bất động sản du lịch.
Nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải những vướng mắc về pháp lý nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng.
Quan trọng hơn, thời gian vừa qua, nhiều dự án condotel đã phá vỡ cam kết lợi nhuận với khách hàng. Điều này đã khiến khách hàng và các nhà đầu tư còn nhiều tâm lý e ngại, mất niềm tin, thanh khoản của phân khúc condotel bị tác động mạnh.
Dự báo về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2021, ông Đính cho rằng, thị trường sẽ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn để phát triển.
Trước hết, ngành du lịch được dự báo sẽ phục hồi trở lại trong năm 202 nhờ hoạt động kích cầu du lịch nội địa và từng bước tính đến mở cửa du lịch quốc tế khi dịch bệnh được kiểm soát.
Thứ hai, Chính phủ khóa mới được kỳ vọng sẽ sẽ quan tâm hơn đến chính sách pháp lý cho bất động sản du lịch, tạo niềm tin tốt hơn cho các nhà đầu tư và thị trường bất động sản.
Thứ ba, trong nắm 2021, nhiều dự án bất động sản du lịch có quy mô lớn, đa dạng dịch vụ, chất lượng cao, nhiều đại đô thị du lịch hoành tráng sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động. Điều này chắc chắn sẽ tạo động lực thúc đẩy hiệu quả ngành kinh tế du lịch cho Việt Nam, tạo một lực hút mạnh các nhà đầu tư quay trở lại với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Những dự án được dự báo sẽ hút khách du lịch và được các nhà đầu tư quan tâm trong năm 2021 như Sonasea Vân đồn, FLC Thanh Hóa và Quy Nhơn, Grand World, NovaWorld...
Ngay trong thời điểm cuối năm 2020, thị trường biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse đã cho thấy sự khởi sắc trở lại khi một số chủ đầu tư lớn bắt đầu truyền thông mạnh mẽ và tung sản phẩm ra thị trường.
Một số dự án đại đô thị du lịch nghỉ dưỡng có chất lượng tốt, có khả năng khai thác kinh doanh tốt có thể kể đến như Sun Premier tại Hạ Long, FLC Grand Hotel Quy Nhơn, Sun Grand City, Vinpearl Grand World Phú Quốc đang dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên cả nước.
Đối với dự án Cocobay Đà Nẵng, sau tai tiếng phá vỡ cam kết lợi nhuận với khách hàng làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản du lịch, vừa qua, với sự hỗ trợ của chính quyền TP. Đà Nẵng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, dự án đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn. Qua đó, dự án này đã bước đầu lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường.
Covid-19 giáng đòn chí tử vào bất động sản nghỉ dưỡng
Thị trường condotel tê liệt
Có đến 2/3 các dự án chào bán trên thị trường không phát sinh giao dịch.
Bán kỳ nghỉ cam kết lợi nhuận liệu có theo vết xe đổ của condotel?
Khoảng trống pháp lý liên quan đến sở hữu kỳ nghỉ có thể đặt khách hàng vào thế bất lợi giống như đã xảy ra với một số dự án condotel không trả được lợi nhuận cam kết.
Rối như pháp lý condotel
Hàng loạt mâu thuẫn trong các văn vản pháp luật về quy định, quy chuẩn condotel chính là nguyên nhân khiến pháp lý cho loại hình bất động sản này chưa được thừa nhận.
Lợi bất cập hại từ 'thả cửa' cho kinh doanh condotel
Sau cú sốc xù cam kết lợi nhuận, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã đưa ra chính sách cho phép khách hàng tự vận hành cho thuê căn hộ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều hệ luy đối với thị trường du lịch.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án
Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.