Thị trường M&A dự báo sôi động hậu Covid-19

Quỳnh Chi Thứ sáu, 06/11/2020 - 08:18

Dù Covid-19 diễn ra và gây nên nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động M&A nói riêng khi các giao dịch đang bị trì hoãn, các chuyên gia cho biết, sức hút trong mảng M&A ở Việt Nam vẫn rất lớn và sẽ tạo cú bật trong năm tới.

Nhiều thương vụ M&A lớn đã được thực hiện trong năm 2019 - 2020

Theo dữ liệu CMAC tổng hợp từ MergerMarket và HSF, tổng giá trị mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) toàn cầu trong sáu tháng đầu năm 2020 đạt 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng công bố là 6.943 thương vụ, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm trước đó. Do tác động của Covid-19 cũng như một số yếu tố khác, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

Covid-19 đã gây nên một số tác động tiêu cực đối với lĩnh vực M&A. Nổi bật là sự không chắc chắn của các bên trong giao dịch; giá chào mua thấp hơn kỳ vọng; không thực hiện được công tác thẩm định (due diligence); bên mua điều chỉnh chiến lược do Covid-19; và bên mua gặp khó khăn về tài chính.

Dù vậy, từ giữa 2019 đến nay, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. 

Khối ngoại mà nổi bật là các nhà đầu tư đến từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam. Tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua cũng đang có xu hướng tăng lên.

Một số thương vụ tiêu biểu trong giai đoạn 2019 - 2020 phải kể đến như: Masan và công ty thành viên với các thương vụ với VinCommerce, Starck, NET, 3F; BIDV bán cổ phần cho KEB Hana Bank; KKR & Temasek mua cổ phần Vinhomes; Vinamilk & GTN sở hữu Mộc Châu Milk; Pharmacity phát hành cho nhà đầu tư; Sumitomo mua cổ phần Bảo Việt…

Trong buổi họp báo về Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 12, bà Phạm Mai Hương, Giám đốc Tư vấn tài chính và mua bán doanh nghiệp KPMG Việt Nam tiết lộ, Covid-19 xảy ra nhưng khách hàng đến trao đổi với đơn vị tư vấn này không giảm đi, đặc biệt ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản.

Thị trường M&A dự báo sôi động hậu Covid-19
Họp báo diễn đàn M&A Việt Nam 2020

Nhìn về những ảnh hưởng tích cực của Covid-19 có thể thấy, bên mua có nhiều lựa chọn để mua doanh nghiệp với mức giá rẻ hơn, là cơ hội cho các doanh nghiệp gia tăng hoạt động tái cấu trúc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian để đánh giá và cân nhắc kỹ càng hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, theo bà Hương, mảng bán lẻ sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, sản xuất nguyên vật liệu, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt được các nhà đầu tư nhắm đến và đang lên kế hoạch dần triển khai.

“Theo quan sát về tốc độ các nhà đầu tư làm việc với chúng tôi, các thương vụ lớn rất có thể triển khai trong thời gian ngắn tới đây khi Covid về cơ bản đã được kiểm soát”, bà Hương nói.

Giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid-19. Các nhà tư vấn khẳng định, không vì dịch bệnh mà sức hấp dẫn của thị trường M&A giảm, kể cả trong mùa dịch. Quá trình rà soát, thẩm định không ảnh hưởng quá nhiều vì hai bên đã hiểu biết về nhau, đồng thời tiến hành họp trực tuyến, chuẩn bị trước nội dung…chỉ hoãn lại một chút về kế hoạch chốt giao dịch.

Theo nhận định của các chuyên gia, các thương vụ lớn sẽ có thể được chốt trong năm 2021. Trong đó, quốc gia dẫn dắt các thương vụ là Hàn Quốc, Nhật Bản, với quy mô giá trị một số thương vụ từ 500 triệu USD trở lên.

Theo dự báo của CMAC, thị trường có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.

Nhiều cơ hội cho M&A

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn sau khi khống chế thành công đại dịch Covid-19. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia hấp dẫn số một để gia nhập hoặc mở rộng đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều cơ hội mở ra khi dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các thị trường lớn nhưng kém an toàn. Cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA cũng như việc sửa đổi một loạt luật quan trọng mới về đầu tư kinh doanh với các quy định cởi mở và minh bạch hơn cho hoạt động M&A.

Thị trường M&A dự báo sôi động hậu Covid-19 1
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Theo Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu, những nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã tác động trực tiếp đến hoạt động M&A khi nâng cao chất lượng nguồn hàng, bảo vệ người mua. 

Trong đó, nổi bật nhất là việc cả ba đạo luật gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Luật Đầu tư được sửa và lần đầu tiên có cùng hiệu lực trong một ngày. Trong đó, có nhiều chính sách tác động ngay lập tức. Nổi bật là gói ưu đãi theo thiết kế của Chính phủ để thu hút các nhà đầu tư.

“Có thể cảm nhận rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới sẽ thị trường và cởi mở hơn. Đây là các cú huých tác động mạnh đến đầu tư và M&A”, ông Hiếu nói và cho rằng trong tương lai, số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ giảm và các doanh nhân, doanh nghiệp sẽ lựa chọn M&A nhiều hơn.

Trong hồi tưởng của ông Hiếu, khái niệm M&A khoảng 10 năm về trước dường như còn rất “xa xỉ và khó hiểu” ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian gần đây, ông Hiếu cho biết nhiều doanh nhân khi bắt đầu kinh doanh không nghĩ đến việc lập doanh nghiệp mới mà mua lại các doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp 0 đồng.

“Tôi hỏi tại sao, họ nói nếu mua doanh nghiệp đã hoạt động được 5 năm thì có thể ngay lập tức tham gia đấu thầu, có một bộ máy đang vận hành doanh nghiệp và có sẵn một số đối tác”, ông Hiếu cho biết.

Bên cạnh đó, có các thương vụ được thực hiện nhằm mục đích hình thành các chuỗi giá trị trong nước để tăng sức chống chọi. Thậm chí, có những thương vụ được thực hiện ngoài chiến lược. Các nhà đầu tư luôn không ngừng quan sát để chớp thời cơ có được những món hàng hời, thậm chí mua tích trữ để về sau bán sinh lời khi có cơ hội.

Bên cạnh các thương vụ M&A đầu tư ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt cũng thực hiện các thương vụ M&A ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp chủ động sang mua doanh nghiệp nhỏ ở quốc gia mà họ muốn kinh doanh, coi đó là đầu cầu nhập khẩu các sản phẩm của mình thay vì tìm kiếm một cách mông lung ở các thị trường đối tác để thiết lập quan hệ. 

Ông Hiếu cho rằng, thị trường M&A bắt đầu có sự trỗi dậy, cộng hưởng cả đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trong nước ra nước ngoài. 

Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động thứ hai thế giới

Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động thứ hai thế giới

Tài chính -  4 năm
Hoạt động đầu tư mua bán và sáp nhập tại Việt Nam được dự báo sẽ sôi động thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ trong năm 2020 và 2021 với tăng trưởng điểm lọt tốp 10.
Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động thứ hai thế giới

Thị trường M&A Việt Nam sẽ sôi động thứ hai thế giới

Tài chính -  4 năm
Hoạt động đầu tư mua bán và sáp nhập tại Việt Nam được dự báo sẽ sôi động thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ trong năm 2020 và 2021 với tăng trưởng điểm lọt tốp 10.
Những lỗ hổng quản trị khiến các thương vụ M&A thất bại

Những lỗ hổng quản trị khiến các thương vụ M&A thất bại

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Việc thiếu sẵn sàng của cả hệ thống, từ người lãnh đạo đến nhân viên, từ chất lượng quản trị yếu kém đến thiếu đạo đức kinh doanh cũng như văn hoá doanh nghiệp là yếu tố khiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) rơi vào ngõ cụt.

Xu hướng M&A và khẩu vị đầu tư hậu dịch Covid-19

Xu hướng M&A và khẩu vị đầu tư hậu dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Mua bán sáp nhập là một trong những biện pháp mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn cho doanh nghiệp nếu có chiến lược đúng.

M&A chia tách doanh nghiệp: 'cây đũa thần’ của chủ đầu tư bất động sản

M&A chia tách doanh nghiệp: 'cây đũa thần’ của chủ đầu tư bất động sản

Doanh nghiệp -  4 năm

Thông qua các hoạt động chia tách và sáp nhập doanh nghiệp, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trở thành các dự án thành phần quy mô nhỏ hơn và do nhiều công ty khác nhau nắm giữ.

KSB đẩy mạnh M&A và tập trung nguồn vốn cho tăng trưởng

KSB đẩy mạnh M&A và tập trung nguồn vốn cho tăng trưởng

Doanh nghiệp -  4 năm

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) đã mua 3 mỏ đá mới trong năm 2018 và đang thực hiện M&A một doanh nghiệp đá có quy mô lớn trong ngành để thay thế cho mỏ Tân Đông Hiệp sắp hết hạn khai thác. Ngoài ra, mảng bất động sản khu công nghiệp của KSB cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh khi nằm trong tam giác vàng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  14 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  16 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  16 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.