Tiêu điểm
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành thương mại điện tử
Dù ngành thương mại điện tử Việt Nam liên tục tăng trưởng nhanh, nhưng nguồn nhân lực cho lĩnh vực này được đánh giá là vừa thiếu, vừa yếu.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố báo cáo đào tạo thương mại điện tử năm 2022, đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình đào tạo nguồn nhân lực ngành TMĐT tại các cơ sở đào tạo, các trường đại học tại Việt Nam.
Báo cáo đã nhấn mạnh, nguồn nhân lực TMĐT tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của thương mại điện tử nước ta trong giai đoạn tới.
Kênh đào tạo nguồn nhân lực này chủ yếu là các trường đại học. Tính đến tháng 5/2022 Việt Nam đã có 36 trường đào tạo ngành, gần 40 trường đào tạo chuyên ngành và gần 60 trường đào tạo học phần TMĐT.
Phần lớn các trường bắt đầu đào tạo ngành này trong giai đoạn 2016 - 2020. Hiện nhiều trường cho biết đã có kế hoạch đào tạo ngành hoặc chuyên ngành thương mại điện tử.
Mục tiêu đào tạo là cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể chủ trì hoặc tham gia quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh số, số hoá các tài nguyên, tiến hành kinh doanh trên các nền tảng số, trang thông tin điện tử hay ứng dụng di động, tổ chức bán hàng đa kênh.
Những cử nhân này cũng có khả năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ kinh doanh trực tuyến, bao gồm tiếp thị số, thanh toán trực tuyến và quản lý chuỗi cung ứng,…
Mục tiêu đào tạo cử nhân thương mại điện tử khác biệt rõ ràng với mục tiêu đào tạo cử nhân công nghệ thông tin. Do đó, hầu hết các trường đã giao cho khoa kinh tế, quản trị kinh doanh hay hệ thống thông tin quản lý đào tạo cử nhân thương mại điện tử.
Việc tuyển sinh thuận lợi do ngành mới này hấp dẫn, thu hút được sinh viên đầu vào chất lượng khá với điểm chuẩn tuyển sinh tương đối cao. Nhiều sinh viên tìm được việc làm khi chưa tốt nghiệp và phần lớn sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo sau khi ra trường.
Tuy nhiên, phần lớn các trường gặp khó khăn khi biên soạn giáo trình và học liệu học tập. Đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ông Nguyễn Thành Hưng - nguyên Chủ tịch VECOM, Hội đồng Tư vấn cấp cao về thương mại điện tử, cho biết, có tới 67% trường sử dụng giáo trình của nước ngoài.
Quá trình hợp tác trong hoạt động đào tạo giữa các trường, giữa trường và cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, tổ chức xã hội nghề nghiệp hay doanh nghiệp còn mờ nhạt.
Mặc dù, nhu cầu học cử nhân ngành TMĐT tăng nhanh, nhưng nhiều trường chưa thể tăng chỉ tiêu đào tạo. Hoạt động đào tạo gắn với thực tiễn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc hỗ trợ sinh viên có được vị trí thực tập phù hợp tại các doanh nghiệp hàng đầu.
Hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập diễn ra đơn lẻ tại từng trường, chưa có những hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên trên phạm vi cả nước.
Phía VECOM kiến nghị, cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo TMĐT tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT. Đặc biệt, cần bồi dưỡng giảng viên TMĐT; tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về đào tạo thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, cần đào tạo và cấp chứng nhận một số học phần TMĐT; tiếp tục thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên thương mại điện tử.
Trước đó, từ năm 2015, VECOM đã dự đoán giai đoạn 10 năm 2016 - 2025 thương mại điện tử nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh và ổn định.
Trên thực tế nửa đầu của giai đoạn đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của lĩnh vực này. Trong hai năm 2020 - 2021 nước ta trải qua đại dịch Covid-19 với những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19.
Con rồng đang trỗi dậy trong lĩnh vực thương mại điện tử
Vốn hóa Grab chỉ bằng nửa đối thủ GoTo
Hiện nay, vốn hóa của GoTo còn khoảng 26 tỷ USD, gấp đôi Grab chỉ là 13 tỷ USD. Cả hai sẽ công bố báo cáo tài chính quý vài ngày tới.
Startup giao hàng TopShip sáp nhập với On Group
TopShip sau sáp nhập sẽ đổi tên thành OnShip và hoạt động như một trong ba đơn vị trụ cột chính thuộc hệ sinh thái On Group, bao gồm: logistics, nguồn cung ứng và tài chính.
Touchstone Partners rót vốn triệu USD vào 2 startup
Hai startup nhận vốn từ Touchstone Partners là Credify - hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính và Prep - startup công nghệ giáo dục.
Startup vật liệu giúp tre nứa chống mối, mọt nhận vốn triệu USD
Startup e-Timber hướng tới trở thành nhà sản xuất, cung cấp giải pháp vật liệu tự nhiên ứng dụng ngoài trời, trên cơ sở công nghệ xử lý vật liệu theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Bảo quản gỗ Hoa Kỳ (AWPA) và TPAA của Úc.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?
Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?
Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.