Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

An Chi Thứ năm, 23/09/2021 - 12:47

Bên cạnh nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19, việc thiếu quỹ đất sạch do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao cũng là lý do dẫn đến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam sụt giảm trong 7 tháng đầu năm 2021

Đánh mất cơ hội do thiếu quỹ đất sạch cho phát triển khu công nghiệp

Tính chung trong 7 tháng năm 2021, Việt Nam thu hút 16,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ giải ngân vốn cũng có xu hướng giảm khi chỉ tăng 3,8% so với 7 tháng năm 2020.

Ngoài nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, làm chậm lại quá trình tìm hiểu cơ hội và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì một lý do quan trọng khác được nhiều chuyên gia chỉ ra là do những điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng đang cản trở sự thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. 

Là doanh nghiệp đang quản lý, vận hành và kinh doanh trên 3.000 ha đất của 14 khu công nghiệp tại 8 tỉnh, thành trên cả nước, bà Vũ Thị Thu Hằng, Giám đốc Kinh doanh, TNI Holdings Việt Nam cho rằng, một trong những vướng mắc rất lớn hiện nay là quy trình giải phóng mặt bằng và các thủ tục pháp lý để đảm bảo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư. 

Theo bà Hằng,TNI Holdings là doanh nghiệp hiếm hoi có sự trải nghiệm về sức nóng của thị trường bất động sản công nghiệp thời gian vừa qua. Đặc biệt là trong bối cảnh điều tiết lại chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, hiệu quả của các nhà đầu tư trên thế giới.

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gặp khó

Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, thị trường bất động sản công nghiệp đã có rất nhiều biến động lớn dẫn đến sự phát triển “nóng”. Sự phát triển này trước hết thể hiện ở quy mô đất cho thuê tăng đột biến, do có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung. Ngoài ra, việc hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng, pháp lý dự án cũng có nhiều bất cập, chưa theo kịp tiến độ của nhà đầu tư.

“Doanh nghiệp của chúng tôi hiện đang hoạt động tại nhiều địa bàn có sức hút về thu hút đầu tư khu công nghiệp như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên. Tuy nhiên, thời gian qua, chính sự hạn chế từ quỹ đất sạch đã gây ảnh hưởng rất lớn để đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp cho thuê khu công nghiệp trong nước trong nhiều trường hợp đã không đáp ứng được các đơn hàng của nhà đầu tư nước ngoài”, bà Hằng chia sẻ.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng dẫn chứng, nhiều dự án đầu tư mới có quy mô 200-300 triệu USD muốn vào Việt Nam, nhưng lại không có “đất sạch” sẵn sàng cho họ xây dựng nhà máy. Nếu muốn có thì phải chờ rất lâu, do đó nhiều doanh nghiệp FDI đã không vào. 

Việt Nam đang bỏ phí nhiều cơ hội rất lớn do thiếu quỹ đất sạch và những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng trong thu hút đầu tư nước ngoài, ông Thắng nhận định.

Nói rõ hơn về vấn đề này, bà Hằng cho hay, hiện quy trình giải phóng mặt bằng và các thủ tục pháp lý để đảm bảo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư đang là những thách thức và áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp. 

Do quỹ đất lớn của khu công nghiệp, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng phải đền bù theo giai đoạn. Song vì hành lang pháp lý và quy trình đền bù giải phóng mặt bằng hiện còn rất nhiều vướng mắc, dẫn đến việc này phải kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đánh mất các cơ hội thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam.

Mặt khác, không chỉ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, sự phát triển nóng của xu hướng bất động sản công nghiệp còn dẫn đến việc tăng giá thuê trên toàn thị trường. Đồng thời, nguồn cung đất phát triển kho vận ở vị trí đắc địa ngày càng hạn hẹp cũng khiến giá thuê cao.

Do nhu cầu tăng, hiện nay các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao để ký hợp đồng thuê đất, để đảm bảo nhanh chóng được cấp phép xây dựng và sớm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Hiện tượng tăng giá cho thuê đất tại một số khu công nghiệp đang làm giảm lợi thế so sánh giữa Việt Nam với các nước khác trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Gỡ khó cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Để thu hút các dòng vốn FDI hơn nữa trong thời gian tới, TS. Phan Hữu Thắng cho rằng, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn “đất sạch” để chào đón các dự án đầu tư mới. 

Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp được giao đất quy mô lớn, nhưng chỉ giải phóng mặt bằng một phần, còn lại là vẫn chờ có nhà đầu tư mới giải phóng tiếp.

Vì vậy, các cơ quan quản lý cần tăng cường năng lực thực tiễn của các khu công nghiệp hiện có, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, hiện đại hơn để cạnh tranh với các khu công nghiệp của các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Việt Nam cần khắc phục hạn chế trong khâu cung cấp quỹ đất sạch và cơ sở hạ tầng (cảng biển, hệ thống giao thông, kho bãi...). Đặc biệt, việc sớm khống chế dịch bệnh sẽ là yếu tố quan trọng để đón “đại bàng” tới đầu tư, không chỉ cho năm 2021 mà cả giai đoạn 2021-2025, ông Thắng nhận định.

Mặt khác, theo vị chuyên gia này, Việt Nam cần tránh phát triển các khu công nghiệp chỉ với mục tiêu là khai thác tiềm năng, nguồn lực đất đai. Các mô hình phát triển khu công nghiệp cần được phát triển theo hướng chuyên sâu, tăng khả năng cạnh tranh sản xuất trong công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Hiện các quốc gia ASEAN hay Ấn Độ đã tận dụng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rất tốt khi họ cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu đa dạng để cạnh tranh thu hút dòng FDI rời khỏi Trung Quốc.

Đồng quan điểm, bà Hằng cũng cho rằng, xu hướng phát triển các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại, chuyên sâu, đẩy mạnh khoa học công nghệ và khu công nghiệp đô thị dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để xây dựng khu công nghiệp đô thị đồng bộ, có sẵn nhà xưởng chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho thuê sẽ tốn nhiều thời gian và đòi hỏi chi phí lớn. 

Trong khi đó, thời gian thu hồi vốn xây nhà xưởng cho thuê chậm, các đơn vị cho thuê cần ít nhất 10 năm để thu hồi vốn ban đầu. Điều này mang lại rủi ro rất lớn cho các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp.

Covid-19 'giáng đòn' lên sản xuất công nghiệp

Covid-19 'giáng đòn' lên sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm mạnh do chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội.
Covid-19 'giáng đòn' lên sản xuất công nghiệp

Covid-19 'giáng đòn' lên sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm mạnh do chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương giãn cách xã hội.
Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Tiêu điểm -  3 năm

Mức giảm đặc biệt được nới rộng trong tháng 7 khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thay vì chỉ giảm nhẹ gần 3% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 7 tháng đầu năm nay đã giảm tới 11% so với cùng kỳ năm 2020.

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.

Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại

Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại

Tiêu điểm -  3 năm

Trước diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam, thay vì mức tăng nhẹ gần 1% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam nửa đầu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng giữa đại dịch

Vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn đăng ký từ các dự án FDI mới tại Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  1 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  23 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.