Tiêu điểm
Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại
Trước diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam, thay vì mức tăng nhẹ gần 1% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam nửa đầu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8%.
Cụ thể, 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD, tăng 13,2%.
Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 460 dự án, giảm 12,5 so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6%.
Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.855 lượt, giảm 55% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD, giảm 54,3%.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Kinh doanh sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ.

Theo đối tác đầu tư, 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo đó, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, tỉnh Long An đang dẫn đầu do có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Tiếp theo lần lượt là TP.HCM, Cần Thơ.

Tính lũy kế đến ngày 20/6/2021, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 116 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ, chiếm 74,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 115,3 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực này ước đạt trên 102,6 tỷ USD, tăng 38,7% so cùng kỳ và chiếm 64,9% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 13,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 12,7 tỷ USD không kể dầu thô trong nửa đầu năm 2021. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 14,9 tỷ USD.
Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).
Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).
Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021).
Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).
Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021).
Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).
Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).
FDI vào bất động sản vẫn xu hướng tăng mạnh trong đại dịch
Vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng giữa đại dịch
Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn đăng ký từ các dự án FDI mới tại Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
FDI vào bất động sản vẫn xu hướng tăng mạnh trong đại dịch
Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và một số thủ tục pháp lý chưa sẵn sàng, tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn có những chuyển biến tích cực.
Cuộc đua thu hút FDI đang nóng lên tại ASEAN
Các nước ASEAN đang nỗ lực hấp thụ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm tận dụng xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ đem tới công nghệ, quy trình quản lý, kinh nghiệm hoạt động cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao năng suất. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra trong thực tế.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.