Thu gần 256 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc năm 2022
Minh Nhật
Thứ sáu, 06/01/2023 - 11:16
Trong năm 2022, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thu được gần 256 tỷ đồng tiền sử dụng các tác phẩm âm nhạc, tăng 61% so với năm 2021.
Nhiều kết quả khả quan
Trong năm 2022, hoạt động bảo hộ bản quyền ngành âm nhạc của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), trong năm 2022, số thành viên ký hợp đồng ủy quyền bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cho VCPMC đã tăng 341 người, đưa tổng số thành viên ủy quyền lên 5.312 tác giả.
Tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 29/12/2022, tổng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc mà VCPMC thu được là gần 256 tỷ đồng. Số tiền trên thu được từ các hoạt động biểu diễn; sử dụng nhạc nền (tại nhà hàng, khách sạn, siêu thị, quán càphê, bar, karaoke…); phát sóng (trên các đài phát thanh-truyền hình, truyền hình cáp, truyền hình trực tuyến); media (nhạc chuông, nhạc chờ); website, ứng dụng nhạc; sao chép (bản ghi âm-ghi hình, phim ảnh, quảng cáo, sản xuất chương trình, demo...) và tiền bản quyền nhận từ quốc tế (CMOs).
Trong đó, doanh thu từ các website, ứng dụng nhạc chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đạt khoảng trên 188 tỷ đồng (tăng 71% so với năm 2021). Doanh thu từ lĩnh vực sử dụng nhạc nền tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, quán cà phê, karaoke… đạt gần 17 tỷ đồng; doanh thu từ lĩnh vực sao chép bản ghi âm - ghi hình, phim ảnh, quảng cáo, sản xuất chương trình… đạt 29,4 tỷ đồng.
Trong năm 2022, nguồn thu từ hoạt động biểu diễn đã khôi phục đáng kể từ sau đại dịch Covid-19, đạt hơn 5,5 tỷ đồng… Theo đó, doanh thu tác quyền âm nhạc trong năm vừa qua tương đương 10 triệu USD, đạt mục tiêu mà trung tâm đã đề ra.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã tăng cường nhân sự, các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, tập trung xử lý dữ liệu, thu thập bằng chứng, xử lý vi phạm, làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế; nhằm đối soát để truy thu nguồn tiền tác quyền còn tồn đọng từ các năm trước ở những đơn vị sử dụng trực tuyến (các năm 2018 – 2021), với giá trị là trên 260 tỷ đồng. Đây là số tiền mà Trung tâm đã và đang tiến hành phân phối đến các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong năm vừa qua, VCPMC cũng đã thực hiện phân phối 4 kỳ cho các chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc, với tổng số tiền đạt 250 tỷ đồng, tăng 51% so với năm trước đây. Đây là doanh thu cao nhất từ trước đến nay mà VCPMC từng phân phối. Số tiền này đã góp phần giải quyết đáng kể những khó khăn của các tác giả.
Tuy vậy, theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, tình trạng các show diễn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, cà phê, khách sạn) không trả tiền bản quyền đang ngày càng trở nên phổ biến và dai dẳng hơn.
Một phần lí do của hiện tượng này đó là tình hình kinh doanh của các đơn vị sử dụng dịch vụ còn khó khăn sau đại dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của hiện tượng này đó là việc nhiều đơn vị sử dụng đã cố tình tránh né nghĩa vụ trả tiền, bằng cách đẩy trách nhiệm pháp lý cho công ty kinh doanh, phân phối bản ghi. Đây là tình trạng thiếu ý thức tôn trọng bản quyền cũng như cố tình vận dụng sai quy định pháp luật.
Nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả được xử lý
Ngoài hoạt động thu và chi trả tác quyền âm nhạc, năm 2022, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ và tư vấn pháp lý, giải quyết khiếu nại của các tác giả thành viên; thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý hành vi xâm phạm ở các lĩnh vực sử dụng âm nhạc; cảnh báo vi phạm, áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền theo quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả thành viên.
Đến nay, Trung tâm đã đưa nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả ra tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết bằng biện pháp dân sự hoặc hành chính.
Trong tổng số 30 vụ kiện xâm phạm quyền tác giả, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp hợp đồng mà trung tâm tiến hành, 14 vụ đã giải quyết xong, còn lại 16 vụ đang trong quá trình giải quyết. Ngoài ra, trung tâm cũng đang thu thập, hoàn thiện hồ sơ một số vụ để khởi kiện.
Năm 2022, Ban lãnh đạo Trung tâm cũng đã tham dự và tham gia góp ý tại các hội thảo, lấy ý kiến các Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ, nghị định hướng dẫn, nghị định về nhuận bút, thù lao…
Trung tâm đang tăng cường các hoạt động đối ngoại thông qua việc tham gia nhiều sự kiện quốc tế như hội thảo, hội nghị, diễn đàn về bản quyền, gặp gỡ và giữ liên lạc thường xuyên với các tổ chức quản lý tập thể quyền, nhà sản xuất, nhà xuất bản có cùng lĩnh vực ở các các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận, hợp tác song phương để trao đổi tình hình cấp phép, lưu trữ, thanh toán, xác nhận dữ liệu tác phẩm-tác giả.
Đồng thời, Trung tâm cũng đã tham dự các cuộc họp trực tuyến với tổ chức quốc tế; làm việc, trao đổi với Liên minh quốc tế các Hiệp hội những nhà soạn nhạc và lời CISAC đàm phán hợp đồng hợp tác, góp phần xây dựng và thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền tác giả trong nước.
Trong thời đại phổ biến của những nền tảng video ngắn như TikTok, ngoài âm nhạc bắt tai, nội dung thú vị, vũ đạo bắt mắt đóng một vai trò rất quan trọng giúp các video được nhiều người quan tâm. Tuy vậy, thông thường, các ca sĩ sẽ nhận được tiền bản quyền cho tác phẩm của mình, còn các vũ công, biên đạo múa thì không.
Không nhiều người biết rằng, học liệu của các trường đại học cũng là những tài sản trí tuệ có tiềm năng tạo ra doanh thu lớn. Trong đó, Trường Kinh doanh Harvard là một trong những trường đại học nổi tiếng với hoạt động kinh doanh bản quyền học liệu, với doanh thu hàng triệu USD mỗi năm.
Trong khoảng một thập kỷ gần đây, ý thức pháp luật của người dân về quyền tác giả, quyền liên quan đã cải thiện đáng kể, song việc sao chép và phân phối trái phép bản sao tác phẩm vẫn là một vấn đề nhức nhối trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam.
Theo thỏa thuận, FPT Play sẽ trả tới 2,5 triệu USD/mùa giải, tương đương với hơn 60 tỷ đồng cho bản quyền truyền hình của V-League kể từ mùa giải 2023.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.