Tiêu điểm
Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cuối năm
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, song tiến độ giải ngân hiện nay còn khá chậm, sau 10 tháng mới chỉ đạt 52,3%.
Đặc biệt, có tới 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình cả nước; trong đó, một số đơn vị đạt chưa đến 20%.
Đây là vấn đề mà nhiều đại biểu lo ngại khi các dự án đầu tư công thường được kỳ vọng có tác động lan toả đến tăng trưởng của các ngành nghề có liên quan, tạo việc làm, cũng như tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng, nhất là trong bối cảnh cần đẩy mạnh phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Tại phiên chất vấn cuối ngày 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù đã ban hành nhiều chỉ đạo và văn bản quyết liệt ngay từ đầu năm để thúc đẩy phân bổ và giải ngân đầu tư công, nhưng tiến độ vẫn chưa như kỳ vọng.
Theo ông, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quy định pháp luật còn rườm rà, chồng chéo, đặc biệt là các quy trình thủ tục liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu.
Bên cạnh đó, các vấn đề về quy trình đầu tư, nhất là các dự án ODA, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và quy hoạch sử dụng đất cũng đang là những "nút thắt" lớn.
Việc thiếu nguồn cung vật liệu, công tác chuẩn bị dự án chưa chu đáo và sự giám sát thiếu quyết liệt, sâu sát từ người đứng đầu khiến nhiều dự án bị trì hoãn.
Hơn nữa, năng lực quản lý, điều hành của một số ban quản lý dự án còn hạn chế, trong khi sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, kỷ luật và kỷ cương trong công tác đầu tư công ở một số nơi chưa nghiêm; còn tình trạng cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm.
Cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, với mục tiêu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vào năm nay, Thủ tướng đưa ra sáu giải pháp.
Thứ nhất, ông đề
xuất Quốc hội tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý ngay trong kỳ
họp này, nhất là về quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch, tách giải phóng mặt bằng
thành dự án độc lập, thủ tục đất đai, nguồn cung vật liệu…
Thêm vào đó, Chính phủ sẽ tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo "nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ".
Song song, việc nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án là một trong những ưu tiên hàng đầu, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư. Những dự án có tiến độ tốt và nhu cầu bổ sung vốn sẽ được ưu tiên điều chuyển từ các dự án chậm trễ.
Đặc biệt, các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia sẽ được đẩy nhanh tiến độ như các dự án: cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh và Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Chính phủ tăng
cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" gồm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả. Đồng thời, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Đồng thời, nâng
cao hiệu quả của các tổ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hoạt động giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân tại các địa phương có vốn giải ngân thấp.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công
Kinh tế TP. HCM 10 tháng qua khởi sắc với sản xuất công nghiệp hồi phục, bán lẻ tăng 10%, xuất nhập khẩu tăng 11%, nhưng tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,8%.
Luật Đầu tư công sửa đổi: Đột phá về cải cách
Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) hướng đến tháo gỡ căn bản những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư công.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA
Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang
Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền
Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.
Công ty chứng khoán ‘quốc doanh’ lép vế
Trái ngược với các “tiền bối” ngành ngân hàng, vị thế các công ty con phát triển mảng chứng khoán hiện chưa tương xứng với tiềm năng từ hàng loạt lợi thế sẵn có.
Căn hộ Đà Nẵng tăng giá mạnh
Sau giai đoạn trầm lắng, giá căn hộ Đà Nẵng thời gian gần đây tăng vượt đỉnh lịch sử để xác lập mặt bằng giá mới, tiệm cận Hà Nội, TP. HCM.
Thế khó của nhang truyền thống
Nhang truyền thống vừa phải nỗ lực cải tiến, cập nhật theo xu thế thời đại, vừa vất vả cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả.
Bất động sản quảng trường: Biểu tượng phong cách sống đẳng cấp
Quảng trường luôn có vị thế trong việc định hình phát triển các đô thị. Ở Việt Nam cũng có một dòng sản phẩm bắt đầu chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.