Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Trình Tiêu Thứ hai, 16/09/2024 - 10:53

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), đơn vị soạn thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đã thiết kế một chương riêng về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), một trong 5 nhóm chính sách được bổ sung và sửa đổi, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết tại hội thảo lấy ý kiến hôm 13/9.

ODA là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, theo Mục 1, Khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.

Trong Dự thảo Luật Đầu tư công, MPI đã tiến hành rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật về đầu tư công theo hướng đơn giản hoá thủ tục, bao gồm 29 chính sách mới, tập trung trong 5 nhóm lĩnh vực.

Theo đó, các dự án viện trợ không hoàn lại được phân cấp nhiều hơn cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Trước đây dự án chỉ được giải ngân, triển khai thực hiện khi có kế hoạch trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm.

Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại thuộc MPI cho biết, khi thiết kế chương ODA, Ban Soạn thảo đã đặt ưu tiên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong triển khai dự án ODA.

Nhiều đối tác cho rằng, bản dự thảo lần này đã có thay đổi lớn, về đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu thời gian, nhất là ở cấp chính quyền địa phương, nhưng vẫn lo ngại việc phải bổ sung kế hoạch hàng năm sẽ ảnh hướng đến tiến độ dự án nếu cho phép triển khai trước, báo cáo sau (hậu kiểm).

Các thay đổi chính sách trong dự thảo là tích cực, giúp khai mở tiềm năng trong quá trình triển khai các dự án ODA. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng nữa là các thông tư hướng dẫn và các quy định ở các luật liên quan khác cũng phải thay đổi để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Ông Daniel Plankermann, Giám đốc Ngân hàng tái thiết Đức tại Việt Nam, chỉ ra rằng, quá trình chuyển tiếp sẽ có những rủi ro khi thay đổi chính sách. Làm thế nào để đơn giản hóa quá trình chuyển tiếp, đồng thời giúp các dự án đang chuẩn bị được hưởng lợi?

Sửa đổi Luật Đầu tư công, mục tiêu chính là sử dụng hiệu quả nhất vốn ODA. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong dự thảo Luật, MPI đang cố gắng thiết kế chính sách theo hướng để các dự án đang chuẩn bị đầu tư cũng được hưởng lợi, thông qua việc phân loại rõ điều kiện đối với các dự án này.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 tới đây của Quốc hội.

Tách giải phóng mặt bằng: Bước đột phá cho đầu tư công?

Tách giải phóng mặt bằng: Bước đột phá cho đầu tư công?

Tiêu điểm -  4 ngày

Việc tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ tạo đột phá trong triển khai các dự án đầu tư công.

Thêm áp lực lên đầu tư công

Thêm áp lực lên đầu tư công

Tiêu điểm -  1 tháng

Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chậm trễ sẽ gây áp lực lên kế hoạch đầu tư công.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Tiêu điểm -  5 tháng

Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, văn bản của Chính phủ nêu rõ.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  40 phút

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  19 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.