Tiêu điểm
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đang đặt ra áp lực rất lớn với tất cả bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư cập nhật số liệu giải ngân 10 tháng đầu năm chỉ đạt 52,7%, thấp hơn 4 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái (56,7%).
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các bộ ngành còn ba tháng (tính đến 31/1/2025), trong đó có hai tháng để thực hiện, một tháng để giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, những khó khăn, thách thức giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 cơ bản tiếp nối từ năm 2023.
Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là công trình giao thông. Vấn đề này liên quan đến không chỉ Luật Đầu tư công mà rất nhiều luật khác, đặc biệt luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.
Để đạt được mục tiêu 95% từ nay đến hết kế hoạch năm 2024, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo.
Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập bảy tổ công tác của Chính phủ do các phó thủ tướng và bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư làm tổ trưởng đôn đốc giải ngân.
Thực hiện cùng lúc hai cơ chế: Các thành viên Chính phủ làm việc với địa phương, có phân công cụ thể địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.
Đột phá thể chế sẽ giúp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
Nhóm giải pháp thứ hai là tổ chức triển khai thực hiện. Đây là nhóm giải pháp khá khó mà trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương.
Trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, các thủ tục giải ngân như kiểm đếm, nghiệm thu khối lượng, hay thủ tục về hồ sơ thanh quyết toán, đề nghị các chủ đầu tư phải làm sớm, làm nhanh để có thể giải ngân được lượng vốn trong kế hoạch đang còn tồn đọng, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Nhóm giải pháp thứ ba là về tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, đặc biệt các thủ tục điều chỉnh dự án.
Theo ông Phương, dự án nào đang trong quá trình thủ tục điều chỉnh thì phải kết thúc ngay để tiếp tục thực hiện nếu không sẽ bị chậm trễ tiến độ.
Về thủ tục điều chỉnh kế hoạch, luật hiện đã cho phân cấp nhiều cho các bộ, ngành, địa phương phải triển khai rà soát ngay có thể điều chỉnh phù hợp.
Dự án nào chậm giải ngân có thể điều chỉnh sang các dự án giải ngân tốt để sử dụng hết tổng vốn trong kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải pháp cuối cùng là tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, ông Phương đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp đột phá về thể chế.
Theo đó, Luật Đầu tư công đang được sửa đổi và đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, kèm theo đó là các luật khác như luật sửa đổi bốn luật liên quan đến đầu tư.
Mặc dù, các đột phá về thể chế này chưa có tác dụng ngay trong năm nay do cần phải có hiệu lực của luật. Song, sang năm sau, các cơ chế chính sách pháp luật mới sẽ giúp giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ.
Hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp được nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ.
Trong năm tới, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc này, ông Phương chia sẻ.
[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công
Luật Đầu tư công sửa đổi: Đột phá về cải cách
Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) hướng đến tháo gỡ căn bản những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư công.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA
Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tách giải phóng mặt bằng: Bước đột phá cho đầu tư công?
Việc tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ tạo đột phá trong triển khai các dự án đầu tư công.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.