Ra mắt Câu lạc bộ quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa chính thức ra mắt Câu lạc bộ Các nhà quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng ngày 7/10 vừa qua.
Hệ thống giao thông thông suốt, có tính liên kết cao, thông qua đa dạng hình thức, bao gồm các hình thức hợp tác công – tư, sẽ là chìa khóa giúp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ giải phóng những tiềm năng để phát triển bền vững.
“Miền Trung có tất cả các loại hình hạ tầng giao thông nhưng chưa xứng tầm” là lời nhận xét của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi nói về vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
Cụ thể, người đứng đầu Chính phủ chỉ ra, miền Trung có đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường thủy, cảng biển, sân bay, tuy nhiên sự kết nối giữa các loại hình giao thông cũng như kết nối giao thông nội vùng và ngoại vùng vẫn còn rời rạc, thiếu tính chặt chẽ.
Kết nối giao thông và chìa khóa then chốt để thực hiện liên kết vùng, tạo ra năng lực cạnh tranh tổng thể đưa vùng phát triển tương xứng với tiềm năng. Phát biểu tại Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Thủ tướng nhấn mạnh việc cần phải giải phóng nguồn lực của vùng thông qua dồn lực đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông.
Trong đó, các hình thức đối tác công – tư (PPP), đặc biệt là hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) là loại hình xã hội hóa đầu tư hạ tầng cần được chú trọng. “Đừng sợ BOT, đây là mô hình nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Chẳng qua chúng ta điều hành, quản lý chưa tốt”, Thủ tướng cho biết, đồng thời cũng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam cùng các tuyến cao tốc trục tây kết nối với vùng Tây Nguyên.
Chia sẻ tầm nhìn về tính cấp thiết phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại theo nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để tập trung mọi nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông vùng.
Theo đó, quyết tâm đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông, từ đó nâng tổng chiều dài cao tốc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ từ 193km lên 1.390km. Đến năm 2030 hoàn thành các tuyến cao tốc trục ngang có lưu lượng lớn và nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối Đông – Tây, đặc biệt chú trọng kết nối với các cảng biến lớn.
Bộ trưởng cho biết sẽ cải tạo và nâng cấp hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả các hành lang vận tải thủy ven biển, tiếp tục phát triển hệ thống cảng phục vụ du lịch, đầu tư các cảng có tiềm năng như Nghi Sơn, Cửu Lò, Vân Phong, Liên Chiểu.
Với 9 cảng hàng không hiện có, tiếp tục khai thác, nâng cấp và cải tạo, đồng thời xây dựng cảng hàng không Phan Thiết, Quảng Trị, nghiên cứu khai thác lưỡng dụng sân bay Thành Sơn, nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm một số sân bay chuyên dụng.
Theo Bộ trưởng Thắng, đến năm 2045, mạng lưới giao thông vận tải vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sẽ được đồng bộ, hiện đại, đóng góp tích cực vào kế hoạch phát triển của đất nước.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, Bộ trưởng đưa ra một số giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giải pháp đa dạng hóa nguồn lực, xây dựng cơ chế huy động vốn tư nhân và các nguồn vốn khác.
Đổi mới tư duy, tầm nhìn, đẩy mạnh liên kết nội vùng, liên vùng, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy các địa phương sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải cũng là những giải pháp cần thiết để thay đổi diện mạo hạ tầng miền Trung giai đoạn tới.
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa chính thức ra mắt Câu lạc bộ Các nhà quản trị doanh nghiệp miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Đà Nẵng ngày 7/10 vừa qua.
Nhiều tín hiệu khởi sắc cho một giai đoạn mới của thị trường bất động sản miền Trung sau khoảng thời gian yên ắng do tác động của dịch Covid-19. Không chỉ các chủ đầu tư chuẩn bị đón "sóng", nhiều nhà đầu tư khắp cả nước cũng đang hướng trở lại khu vực miền Trung.
Để Quảng Nam có thể trở thành động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ, đặc biệt là về hạ tầng và kết nối vùng.
Vừa qua, BK Holdings và trường Đại học Duy Tân đã phối hợp ra mắt Trung tâm Đổi mới Sáng tạo BK Holdings Duy Tân nhằm tăng cường kết nối “3 nhà” bao gồm Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực