Tiêu điểm
Thủ tướng: Năng suất lao động chưa 'bung' được là do tiền lương
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tiền lương chưa được vận hành linh hoạt theo cơ chế thị trường chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng suất lao động Việt Nam chưa "bung" được.
Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 11.142USD nếu tính theo giá trị sức mua tương đương năm 2018. Con số này hiện khá thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á: Chỉ bằng 7,3% của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và 55,9% của Phillipines.
Nhìn lại thực trạng năng suất lao động trong thời gian vừa qua, tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia, nhiều ý kiến đều cho rằng, bài toán tăng nhanh năng suất lao động đang được đặt ra cần phải có lời giải một cách toàn diện, gấp rút và hiệu quả hơn.
Việc cải thiện năng suất lao động đang là nhiệm vụ cốt lõi, có ý nghĩa sống còn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nguyên nhân quan trọng bậc nhất khiến năng suất lao động Việt Nam chưa "bung" được là tiền lương chưa được vận hành linh hoạt theo cơ chế thị trường.
"Tiền lương là điểm ngẽn chúng ta phải thấy được. Trước đây ngành quân đội, công an lương rất thấp nhưng đã cải cách được. Lương cao thì người lao động mới làm việc tận tụy", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các nút thắt về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài chính theo đánh giá của Thủ tướng cũng chưa giải phóng được hoàn toàn, chưa phát huy được hết giá trị trong nền kinh tế thị trường, kéo theo những hạn chế về năng suất lao động.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Ông Dũng cho rằng, có bốn nhân tố chủ yếu tác động khiến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Theo đó, trước hết là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm và chưa thực sự hợp lý. Ví dụ như ngành nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 16% GDP, nhưng lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn tới hơn 42% tổng số lao động toàn xã hội.
Ngoài ra, những hạn chế về hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong ngành nông nghiệp, bất cập về hạn điền, chuyển nhượng đất, hiệu quả sử dụng đất thấp cũng trở thành điểm nghẽn đối với việc gia tăng năng suất lao động của khu vực nông nghiệp.
Thứ hai, các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đã có bước phát triển nhưng năng lực và tiềm lực còn ở mức hạn chế. Xếp hạng các chỉ số so với các nước trên thế giới mới chỉ ở mức trung bình hoặc trung bình thấp. Năm 2018, năng lực cạnh tranh đứng thứ 77, đổi mới sáng tạo đứng thứ 82.
Thứ ba, dù đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động đông đảo về số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu nhân lực chất lượng cao, có kiến thức, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.
Trong khi đó, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh, không chỉ tạo áp lực về gánh nặng phúc lợi xã hội mà còn đặt ra thách thức đối với lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế trước yêu cầu cao về chất lượng, kiến thức và kỹ năng.
Thứ tư, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh song hiệu suất, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn thấp, doanh nghiệp khu vực FDI có năng suất lao động cao nhưng chậm lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhà nước có lượng tài sản lớn nhưng hiệu quả sử dụng còn hạn chế, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp song phần lớn có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực liên kết yếu.
Sáu giải pháp để nâng cao năng suất lao động
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để cải thiện năng suất lao động, Việt Nam cần thực hiện sáu nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ nhất, thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa các nền tảng về thể chế để mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, có thể được huy động, phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai, tập trung cải thiện tính hiệu quả của thị trường lao động cả ở phía cung (phía người lao động) lẫn phía cầu (doanh nghiệp), bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có thể tham gia thị trường lao động với một chi phí giao dịch thấp nhất hay làm hay lao động tốt nhất theo nguyện vọng, qua đó phát huy được tối đa năng lực và yêu cầu của mình.
Thứ ba, thiết lập một cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người tài năng, các chuyên gia giỏi, nhà quản lý xuất sắc đến với Việt Nam, đặc biệt là người Việt nói chung, các tài năng đang ở nước ngoài nói riêng, trong đó có du học sinh.
“Người Việt Nam có câu: Một người lo bằng một kho người làm, năng suất ở đó chứ ở đâu nữa. Người tài bao giờ cũng giải quyết được nhiều vấn đề trong xã hội và trong đó giải quyết vấn đề năng suất rất là căn bản”, Thủ tướng nói.
Thứ tư, xây dựng một cơ chế cán bộ mở trong các cơ quan Nhà nước để thu hút người giỏi vào bộ máy Nhà nước, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc cùng với cơ chế cạnh tranh để chọn lọc và thúc đẩy những người tài năng.
Thứ năm, năng suất lao động có tương quan chặt chẽ với trình độ giáo dục, năng lực, kỹ năng và chuyên môn của người lao động. Vì vậy, giáo dục cho người dân, mở rộng độ bao phủ, phổ cập và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có định hướng ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi sẽ luôn là quốc sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
Thứ sáu, lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới có thể phát huy được năng lực. Do đó, đầu tư vào ứng dụng khoa học công nghệ cũng là một chính sách đặc biệt ưu tiên của Chính phủ. Hai chiến lược đào tạo kỹ năng chuyên môn cho lao động và đầu tư cho công nghệ cần phải tương thích với nhau để bảo đảm tương thích và hiệu quả tốt nhất.
Về giải pháp cải thiện năng suất lao động, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, cần có sự vào cuộc và nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị, tập trung các giải pháp ở tầm vĩ mô, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh - đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia để hình thành bộ máy, cơ quan chuyên sâu về năng suất lao động thực hiện nhiệm vụ điều phối, phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời, khẩn trương xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn.
Ông Dũng cũng đánh giá khu vực doanh nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nâng cao năng suất lao động khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sự chủ động trong các giải pháp nâng cao năng suất lao động để bắt kịp các nước trong khu vực.
Năng suất lao động nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam xếp sau Campuchia
Năng suất lao động nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam xếp sau Campuchia
Những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam như công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, vận tải kho bãi hiện có năng suất lao động đứng sau Campuchia.
Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng
Nhiều chuyên gia và CEO các danh nghiệp cho rằng tăng lương, chi thưởng hay nói cách khác là tăng chi phí lao động chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp
Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.
Tổng giám đốc Canon Việt Nam chia sẻ bí quyết tăng năng suất lao động
Theo ông Shunji Sawa, Tổng giám đốc Canon Việt Nam, để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, cần phải đổi mới sản xuất và loại bỏ lãng phí.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.
Tái định nghĩa lòng trung thành của gen Z
Lòng trung thành trong góc nhìn của gen Z không nằm ở việc gắn bó với một tổ chức suốt đời mà nó được quyết định bởi việc tổ chức đó có phù hợp với giá trị cá nhân của họ hay không.
Cách DKSH hóa giải thách thức quản trị nhân sự đa thế hệ
Việc duy trì sự hài hòa trong đội ngũ lãnh đạo là một thách thức lớn mà những doanh nghiệp đa thế hệ như DKSH phải đối mặt.
T&T Group bắt tay 2 công ty Trung Quốc sản xuất pin lưu trữ năng lượng
T&T Group hợp tác cùng các doanh nghiệp Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án khu công nghiệp phụ trợ năng lượng.
Talentnet bày cách tối đa hóa sức mạnh gen Z trong môi trường đa thế hệ
Trong môi trường đa thế hệ, khoảng cách và mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhân sự để có chiến lược phát huy, cộng hưởng thế mạnh.
Chuyển đổi số: Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Chuyển đổi số đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để thành công là một bài toán không dễ giải đối với đa số.
Khai trương Vincom Plaza Đông Hà tại Quảng Trị
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà hôm nay khai trương tại đại lộ Hùng Vương – tâm điểm phồn hoa của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.