Thủ tướng nêu 10 nhiệm vụ trọng tâm trong nửa đầu năm 2021
Nhật Hạ
Thứ ba, 02/03/2021 - 16:45
Dể đón bắt thời cơ và hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cũng như năm 2021, Thủ tướng đã nêu rõ 10 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua đã ảnh hưởng nhiều đến các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội.
Tuy nhiên với nhiều biện pháp quyết liệt, đến nay tình hình dịch đã được kiểm soát. Việt Nam tiếp tục được thế giới đánh giá thành công trong việc ngăn chặn dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay.
Đồng thời, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới Chính phủ sẽ giới thiệu Chính phủ mới. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung vào công việc cấp bách, cần thực hiện ngay với tinh thần "tồn tại việc gì phải giải quyết ngay trong phạm vi trách nhiệm của mình". Tinh thần là bảo đảm việc chuyển giao sang Chính phủ khóa mới tốt nhất, liên tục nhất, không để các tồn đọng kéo dài.
"Lãnh đạo Chính phủ sẵn sàng họp trực tiếp với các bộ, ngành trong đêm để giải quyết công việc tốt nhất", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp sáng nay. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong 2 tháng đầu năm, ông cho biết, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín dụng tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, đạt hai con số, xuất siêu 1,3 tỷ USD. Hình ảnh và uy tín Việt Nam trên thế giới tiếp tục được nâng lên.
Vì vậy, để đón bắt thời cơ và hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cũng như năm 2021, Thủ tướng nêu rõ 10 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Trước hết là tập trung quán triệt, nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Thứ hai, tiếp tục quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 trên tinh thần “vaccine + 5K”, nếu có ổ dịch xuất hiện thì truy vết thần tốc, khoanh nhanh ổ dịch.
Thủ tướng yêu cầu ngành y tế nhanh chóng tiêm vắc-xin cho người dân. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép để kinh tế xã hội phát triển nhưng kiểm soát tốt dịch bệnh.
Thứ ba, khắc phục được tình trạng một số doanh nghiệp khó khăn, đặc biệt các ngành dịch vụ du lịch, vận tải, bán lẻ.
Thứ tư, nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập nhằm thúc đẩy xuất khẩu, thu hút có sàng lọc nguồn vốn FDI có chất lượng. Từ đó, đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,5% như Nghị quyết của Chính phủ đã báo cáo.
Thứ năm, tạo nên môi trường đầu tư tốt khi "thời cơ rất lớn, xu hướng dòng vốn vào Việt Nam rất rõ ràng", theo Thủ tướng.
Thứ sáu, bên cạnh phát huy vai trò các tập đoàn kinh tế nhà nước, cần thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng phát triển lâu dài.
Giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ rất quan trọng, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm bố trí một cuộc đôn đốc kiểm tra giải ngân đầu tư công cũng như vốn ODA.
Thứ bảy, rà soát, điều chỉnh các gói hỗ trợ hiện tại và sớm đề xuất gói hỗ trợ đợt 2 để giúp doanh nghiệp và người dân vượt khó.
“Nuôi dưỡng động lực phát triển kinh tế và tạo nguồn thu lâu dài là chủ trương về chính sách tài khóa và tiền tệ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ tám, phát huy thế mạnh các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, nhất là Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh trọng điểm khác ở miền Đông Nam Bộ. Phấn đấu không được để nợ các văn bản hướng dẫn luật tại Chính phủ trước khi bàn giao.
Thứ chín, việc phát động trồng 1 tỷ cây xanh, tương đương 5 triệu ha rừng ở các địa phương cần tiếp tục được thúc đẩy.
“Các đồng chí ở các bộ, ngành phải làm tốt việc này, nhất là các bộ có liên quan, như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, phải có cơ chế để phát động ở các địa phương”, Thủ tướng nói.
Cuối cùng, về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (dự kiến từ ngày 24/3-7/4), kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, tập trung chủ yếu xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và công tác nhân sự, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội theo đúng thời hạn quy định.
Ngoài ra, tại phiên họp này, Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh tổng số vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 576,851 tỷ đồng.
“Điều này góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ giải ngân, sớm đưa các công trình kết cấu hạ tầng vào hoạt động. Đây là một chủ trương rất cần thiết”, Thủ tướng nhận định.
Trong nhiều tháng qua, giới quan sát đã chú ý với nhiều đồn đoán quanh thông tin Foxconn – một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple - chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính sang Việt Nam.
Hà Nội, TP.HCM và địa phương có nguy cơ cao ô nhiễm không khí phải thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành, gây ô nhiễm môi trường.
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng đã đồng ý về việc bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020.
Dự kiến, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ chính thức được khởi công vào những ngày đầu tiên của năm mới 2021. Như vậy, “mảnh ghép cuối” của tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ sắp thành hiện thực theo lời hứa của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thực hiện bằng được “nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm hàng đầu của vùng”.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.