Sửa đổi Luật Đầu tư công để đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư
Luật Đầu tư công sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công.
"Quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các bộ, ngành, địa phương khác sử dụng có hiệu quả, kịp thời hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Đầu tư công chiếm tới 10,7% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2019.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn là một “điểm mờ” trong bức tranh sáng của tổng thể nền kinh tế.
Giải ngân 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt hơn 192 nghìn tỷ đồng, bằng 45% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018, trong đó, giải ngân vốn trái phiếu chính phủ và ODA đều đạt thấp.
Có 7 bộ, ngành và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%, trong đó 4 bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%.
Nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương ở dưới mức bình quân chung, có 31 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%, trong đó, 17 bộ, cơ quan Trung ương và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 30%.
Tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua, đặc biệt năm nay, đã tạo ra 'nút thắt cổ chai' đối với nền kinh tế.
"Đầu tư công đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các công trình hạ tầng quan trọng", Thủ tướng nêu rõ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 vào sáng nay.
Do đó, Thủ tướng chỉ ra 4 hậu quả lớn do chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ nhất, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP. Chúng ta còn một khối lượng lớn vốn ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Thứ hai, vốn đầu tư công thường là một trong những nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng, cho nên khi bị chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.
Thứ ba, gây lãng phí lớn khi tiền nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn.
Thứ tư là doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi, nợ nần tăng thêm và uy tín làm ăn giảm sút.
Thủ tướng đề nghị phải làm rõ hơn những nguyên nhân khách quan, chủ quan cơ bản của tình trạng chậm giải ngân tại hội nghị.
Nếu vấn đề nằm ở mặt bằng, thủ tục, năng lực thi công, nhất là thể chế… thì có nhiều địa phương, nhiều ngành cùng tình trạng như vậy nhưng giải ngân rất tốt (70-80%). Nhưng có nhiều ngành, địa phương tỷ lệ giải ngân chỉ 10-15%. Thủ tướng chỉ ra, "Chúng ta phải thấy trách nhiệm trước đất nước, trước xã hội chứ không thể đổ cho nguyên nhân khách quan”.
“Tại sao người ta làm được, mình lại chậm trễ? Chậm do vốn, thủ tục phức tạp hay tinh thần thái độ không tích cực? Có những chủ trương giải phóng mặt bằng cả năm rưỡi rồi nhưng đến giờ phút này vẫn ì xèo, tiền không ra khỏi tài khoản, ra xã hội được”.
Thủ tướng cho rằng, các giải pháp đưa ra cần thiết thực, cụ thể, sát đúng, mạnh mẽ hơn để công tác giải ngân tốt hơn khi còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2019, cũng như rút kinh nghiệm năm nay để sang năm giải ngân kịp thời hơn, chặt chẽ hơn.
“Làm tốt cũng nói, làm không tốt cũng phải nói ra để chúng ta rút kinh nghiệm chung”, Thủ tướng nhấn mạnh, quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các bộ, ngành, địa phương khác sử dụng có hiệu quả, kịp thời hơn.
Luật Đầu tư công sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công.
Tỷ lệ biểu quyết chọn phương án Quốc hội hay Chính phủ quyết định danh mục dự án đầu tư công đều không 'quá bán'.
Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương cho rằng đầu tư công đang có một bước thụt lùi trong việc cải cách thủ tục hành chính.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nợ công, bội chi lớn buộc Chính phủ phải chọn tập trung đầu tư các dự án trọng điểm, không thể đầu tư dàn trải.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực