Phát triển bền vững
Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn: Từ chính sách tới truyền thông
Bên cạnh các quy định, công cụ chính sách, cần có thêm những hoạt động truyền thông, giáo dục giúp nâng cao trách nhiệm và nhận thức của người tiêu dùng để việc phân loại rác thải tại nguồn đạt hiệu quả cao, tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp tái chế.

Tái chế là cấu phần quan trọng của nguyên tắc 3R, cũng là phương án xử lý rác thải tối ưu, vừa hạn chế thải ra môi trường, vừa tận dụng tài nguyên rác để tạo ra lợi ích kinh tế.
Khả năng tái chế có triệt để hay không, có đem lại giá trị cao hay không cũng là yếu tố đặc biệt ảnh hưởng tới thành công của mô hình kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả tái chế là mục tiêu mũi nhọn của nhiều công cụ chính sách như mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR)…
Theo ông Tove Andersen, Chủ tịch Tomra, nhà xử lý rác thải đến từ Na Uy cho biết, có nhiều phương pháp để nâng cao tỷ lệ tái chế. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm nhiều thập kỷ, ông Andersen nhận định, việc phân loại chất thải là yếu tố chính quyết định hiệu quả của tái chế.
Theo đó, rác thải được phân loại kỹ lưỡng ngay từ nguồn phát thải giúp tiết kiệm chi phí phân loại cho nhà tái chế, hạn chế hiện tượng trộn lẫn chất thải, làm giảm chất lượng vật liệu thứ cấp.
Thực tế, ở Việt Nam, rác thải nhựa không được phân loại kỹ, đến tay những đơn vị tái chế tự phát, phi chính thức thường chỉ có thể sản xuất ra loại nhựa dùng một lần có chất lượng kém, nguy cơ tồn đọng những chất độc hại gây nguy hiểm cho người sử dụng. Thực chất đây là hoạt động “giáng chế”, làm cản trở kinh tế tuần hoàn.
Giáng chế là tái sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng kém hơn so với ban đầu, làm cản trở kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, vật liệu thứ cấp trải qua quá trình giáng chế sẽ bị bào mòn giá trị và trở thành rác thải không thể xử lý triệt để, bắt buộc phải chôn lấp hoặc thải ra môi trường, trái với nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn là giữ vật liệu trong “vòng lặp” càng lâu càng tốt.
Công cụ EPR được quy định chi tiết trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020, yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện công tác thu gom, tái chế hoặc đóng tiền cho hoạt động thu gom, tái chế.
Công cụ này mang ý nghĩa tạo ra động lực để doanh nghiệp thay đổi thiết kế của sản phẩm theo hướng dễ thu gom, tái chế hơn.
Một số cải tiến trong việc thiết kế sản phẩm đã và đang được ứng dụng như nhiều thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) loại bỏ màng co nắp chai khỏi sản phẩm nước uống đóng chai; in ký hiệu phân loại nhựa lên bao bì; tối giản thành phần bao bì…
Tuy nhiên, ngay cả khi các sản phẩm được sử dụng theo hướng dễ thu gom, hoạt động phân loại vẫn vấp phải cản trở từ phía người tiêu dùng.
Trang thông tin của chính quyền thành phố Seoul, Hàn Quốc, sau một chuyến thăm tới trung tâm tái chế ở thành phố này đã cho biết, chỉ khoảng 50% lượng rác thải trong thùng rác tái chế thực sự được tái chế, nguyên nhân lớn nhất đến từ thiếu sót trong hoạt động phân loại rác thải.
Đây là một điều tưởng chừng rất lạ vì Hàn Quốc có những quy định nghiêm ngặt trong việc quy định các nhãn phân loại trên sản phẩm, đặc biệt là bao bì nhựa. Người tiêu dùng cũng bắt buộc phải phân loại rác để tránh trả thêm chi phí bởi công cụ chính sách thu phí rác thải theo khối lượng.
Lý giải về điều này, một người dân ở Seoul cho biết họ “ước rằng không có bất cứ nhãn mác nào trên chai nhựa”, vì dù có nhãn mác đánh dấu rõ ràng, việc phân loại cũng tương đối mất thời gian và thường xuyên gặp nhầm lẫn.
Như vậy, việc phân loại rác thải tại nguồn còn đòi hỏi các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như kiến thức của người tiêu dùng. Hoạt động này không chỉ dừng lại ở phân loại mà còn có thể mở rộng thêm việc khuyến khích người tiêu dùng xử lý sơ rác thải trước khi vứt bỏ.
Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam và Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) vừa qua đã phối hợp triển khai Chương trình Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững.
Chương trình nhằm mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hướng tới thay đổi hành vi của cộng đồng để phân loại, tái chế, tái sử dụng hiệu quả rác thải.
Chương trình sẽ triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn cho đối tượng là hộ gia đình, trường học, các điểm thu mua phế liệu và được chia sẻ trên phương tiện thông tin đại chúng, có sự phối hợp của các công ty môi trường tại 5 thành phố lớn bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Giáng chế làm cản trở kinh tế tuần hoàn
Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM
Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu
Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.